Ngày Sabát – Ngày kỷ niệm của Đấng Sáng Tạo

Ngày Sabát là ngày thờ phượng mà Đức Chúa Trời phán lệnh

“Ngày Sabát là ngày thờ phượng mà Đức Chúa Trời Đấng Sáng Tạo phán lệnh. Hội Thánh của Đức Chúa Trời, nơi tiếp nhận Đấng An Xang Hồng làm Đấng Christ Tái Lâm, đang giữ đúng ngày thứ bảy vào Thứ Bảy, theo lời dạy dỗ trong Kinh Thánh.

Rất nhiều Cơ đốc nhân trên toàn thế giới đều nhầm lẫn rằng ngày thứ bảy Sabát mà Đức Chúa Trời nghỉ ngơi sau khi dựng nên trời đất và muôn vật là Chủ nhật (Chúa nhật) theo chế độ thứ ngày nay, tuy nhiên trên thực tế Kinh Thánh làm chứng rằng ngày Sabát là Thứ Bảy.

Thậm chí còn có trường hợp dù biết rằng Thứ Bảy là ngày Sabát, nhưng vẫn không giữ, vì bị ràng buộc bởi thói quen giữ Chủ nhật.

Tuy nhiên, Kinh Thánh đang khiển tránh nghiêm khắc hành vi thêm hoặc bớt dù chỉ là một chấm một nét trong Kinh Thánh.

Khải Huyền 22:18-19 “Tôi ngỏ cho kẻ nào nghe lời tiên tri trong sách này: Nếu ai thêm vào sách tiên tri nầy điều gì, thì Đức Chúa Trời sẽ thêm cho người ấy tai nạn đã ghi chép trong sách nầy. Và kẻ nào bớt điều gì trong những lời ở sách tiên tri nầy, thì Đức Chúa Trời sẽ cất lấy phần họ về cây sự sống và thành thánh, mà đã chép ra trong sách nầy.””

Ngày Kỷ Niệm Đức Chúa Trời, là Đấng Sáng Tạo

Trước khi có ý nghĩa đơn thuần là “ngày nghỉ”, ngày Sabát đã có ý nghĩa là “ngày kỷ niệm Đức Chúa Trời, là Đấng Sáng Tạo, dựng nên trời đất và muôn vật.” Sau khi kết thúc công việc sáng tạo trong sáu ngày, Đức Chúa Trời đã nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy, và lại ban phước cho ngày đó.

Sáng Thế Ký 2:1-3 “Ấy vậy, trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi. Ngày thứ bảy, Đức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm. Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi.”

Cho nên, vào thời Môise, Đức Chúa Trời đã phán điều răn thứ tư trong mười điều răn là “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh.”, lý do là “vì trong sáu ngày Ðức Giêhôva đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ: vậy nên Ðức Giêhôva đã ban phước cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh.” (Xuất Êdíptô Ký 20:11). Như vậy, ngày Sabát là ngày kỷ niệm quyền năng của Đức Chúa Trời, là ngày mà Đức Chúa Trời, là Đấng Sáng Tạo, ban phước lành.

Cho nên, những người dân hầu việc Đức Chúa Trời, là Đấng dựng nên trời đất và muôn vật, đã giữ chí thánh ngày Sabát như là một ngày thánh, và Đức Chúa Trời cũng ban cho người dân của Ngài ngày Sabát như là một dấu công nhận rằng họ là những người dân của Ngài. (Êxêchiên 20:11-17, Êsai 56:1-7)

Như vậy, ngày Sabát có ý nghĩa sâu sắc là thờ lạy và dâng tế lễ lên Đức Chúa Trời, là Đấng Sáng Tạo, hơn là chỉ đơn giản là một ngày nghỉ ngơi. Đức Chúa Trời ban phước cho những người giữ ngày ấy, nhưng giáng hình phạt và tai vạ kinh hoàng cho những người không giữ ngày ấy (Giêrêmi 17:24-27).”

Ngày Sabát là Thứ Bảy

Ngày nay, chúng ta đang gọi các thứ trong một tuần có bảy ngày là Chủ nhật, Thứ Hai v.v… chứ không gọi là ngày thứ nhất, ngày thứ hai v.v…. Chế độ thứ ngày nay được qui định ở Rôma, nơi mọi người qui định ngày thứ nhất của một tuần là Sunday (Chủ nhật), ngày thứ hai là Monday (Thứ Hai), ngày thứ ba là Tuesday (Thứ Ba) v.v… và ngày thứ bảy là Saturday (Thứ Bảy).

Xem lịch năm thì một tuần có 7 ngày. Ngày thứ nhất mà xuất hiện đầu tiên trong lịch năm là Chủ nhật, và ngày thứ bảy là Thứ Bảy. Chẳng phải vì thế mà người ta gọi Thứ Bảy là cuối tuần hay sao?

Ngay cả từ điển cũng ghi rằng Chủ nhật là ngày thứ nhất trong tuần (Sunday is the first day of the week), còn Thứ Bảy là ngày thứ bảy trong tuần (Saturday is the seventh day of the week). Thông qua thường thức xung quanh, chúng ta cũng biết được rằng Chủ nhật là ngày thứ nhất trong tuần, còn ngày thứ bảy là Thứ Bảy.

Kinh Thánh cũng làm chứng rằng ngày thứ bảy Sabát là Thứ Bảy thông qua cảnh phục sinh của Đức Chúa Jêsus.

Mác 16:9 “Vả, Đức Chúa Jêsus đã sống lại buổi sớm mai ngày thứ nhứt trong tuần lễ.”

Ngày Đức Chúa Jêsus phục sinh khỏi mộ là “ngày thứ nhất trong tuần lễ”, mà “ngày thứ nhất trong tuần lễ” mà Đức Chúa Jêsus phục sinh ấy là Chủ nhật, theo chế độ thứ ngày nay.

Chẳng phải vì thế mà tất thảy các tín hữu Cơ đốc trên toàn thế giới này đang giữ Lễ Phục Sinh vào Chủ nhật hay sao? Nội dung này được chép trong Bản dịch Tiếng Anh Good News Bible như sau:

“After Jesus rose from death early on Sunday (Sau khi Đức Chúa Jêsus sống lại lúc sáng sớm ngày Chủ nhật)”, ngày Đức Chúa Jêsus phục sinh là ngày thứ nhất, tức Chủ nhật, thì ngày trước khi phục sinh, tức ngày Sabát, sẽ là thứ mấy?

Như vậy, kể cả thông qua cảnh phục sinh của Đức Chúa Jêsus trong Kinh Thánh, chúng ta cũng có thể biết được rằng ngày Sabát là Thứ Bảy.