Về Khăn Trùm Ðầu

Trong lễ thờ phượng Ðức Chúa Trời, có luật lệ và phép tắc mà Ðức Chúa Trời đã định ra trước. Trong đó có một luật lệ rằng phụ nữ phải trùm đầu bằng khăn khi thờ phượng và cầu nguyện, trong khi đàn ông phải không trùm đầu gì cả khi thờ phượng hay cầu nguyện. Bây giờ, thông qua Kinh Thánh, chúng ta hãy tìm hiểu về vấn đề khăn trùm đầu.

1. Ðàn ông không trùm đầu

Trước tiên, sách I Côrinhtô 11 được chép rằng “Phàm người đàn ông cầu nguyện hoặc giảng đạo mà trùm đầu lại, thì làm nhục đầu mình.” (I Côrinhtô 11:4) cho nên, khi giảng đạo hay cầu nguyện, nếu đàn ông nào trùm đầu thì hành vi ấy làm nhục Ðấng Christ – Ðấng được biểu tượng bằng đầu đàn ông (I Côrinhtô 11:3). Lời của Ðức Chúa Trời rất thánh đến đỗi Ngài đã phán dặn rằng “Không được bớt điều gì cũng không thêm điều gì.” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 4:2). Nhớ tới tình yêu thương và ân điển của Ðấng Christ bị đóng đinh trên thập tự giá và đổ huyết báu vì tội nhân chúng ta, thì làm sao chúng ta dám làm nhục Ngài đây? Vậy, theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh, đàn ông phải không trùm đầu khi cầu nguyện hay giảng đạo.

2. Lý do đàn ông không trùm đầu

I Côrinhtô 11:7 “Vả, đàn ông là hình ảnh và sự vinh hiển của Ðức Chúa Trời, thì không nên trùm đầu.”

Mục đích chúng ta thờ phượng không phải là để che khuất sự vinh hiển của Ðức Chúa Trời mà là để bày tỏ ra rực rỡ hơn. Vì đàn ông là hình ảnh và sự vinh hiển của Ðức Chúa Trời, nên nếu trùm đầu thì che khuất và làm giảm sự vinh hiển của Ðức Chúa Trời. Vậy, đàn ông không nên trùm đầu khi thờ phượng và giảng đạo là điều đương nhiên.

3. Ðàn bà phải trùm đầu khi thờ phượng

Về việc đàn bà trùm đầu trong khi thờ phượng thì Kinh Thánh dạy dỗ như sau:

I Côrinhtô 11:5-6 “Nhưng phàm người đàn bà cầu nguyện hoặc giảng đạo mà không trùm đầu lại, thì làm nhục đầu mình: Thật chẳng khác gì đã cạo đầu vậy. Ví bằng người đàn bà không trùm đầu, thì cũng nên hớt tóc đi. Song nếu người đàn bà lấy sự hớt tóc hoặc cạo đầu làm xấu hổ, thì hãy trùm đầu lại.”

Ðàn bà phải trùm đầu khi cầu nguyện hay giảng đạo. Nếu không trùm đầu thì như là việc xấu hổ bị cạo đầu. Ðương thời đàn bà nô lệ bị cạo đầu hoặc hớt tóc. Trong luật pháp hình sự của dân tộc Ysơraên có một luật lệ rằng đàn bà nào bị nghi ngờ phạm tội gian dâm, thì bị đưa đến trước mặt thầy tế lễ, bị lột trần đầu và thả tóc xuống trước mặt công chúng, rồi phải uống nước đắng để biết đàn bà ấy phạm tội gian dâm (Dân Số Ký 5:18-22). Chúng ta biết được rằng việc cởi bỏ khăn trùm đầu là nỗi xấu hổ cho đàn bà bị nghi ngờ phạm tội gian dâm. Như thế, đối với đàn bà, việc cạo đầu hay hớt tóc, cởi khăn trùm đầu không chỉ khiến cho sự đẹp đẽ của đàn bà bị mất đi, mà lại liên tưởng với việc phạm tội gian dâm, sứ đồ Phaolô nhắc tới nỗi cảm tình tự nhiên đó của đàn bà nhằm giúp nhận thức được sự thật rằng đàn bà phải trùm đầu. Vậy, trong khi giảng đạo hay cầu nguyện, thánh đồ nữ phải trùm đầu lại.

4. Lý do đàn bà phải trùm đầu

Khi sáng tạo ra loài người, Ðức Chúa Trời lấy bụi đất mà làm ra Ađam trước, rồi lấy xương sườn của Ađam mà tạo ra Êva – là người đàn bà. Ðể làm ra đàn bà, Ngài không dùng bụi đất mà lại dùng xương sườn của đàn ông. Việc sáng tạo ra người đàn bà bằng xương sườn của đàn ông bày tỏ ra một sự sắp đặt sáng tạo tự nhiên của Ðức Chúa Trời, đó là đàn bà thuộc vào quyền phép đàn ông. Cho nên, theo sự sắp đặt sáng tạo của Ðức Chúa Trời, đàn bà phải có dấu hiệu trên đầu để tỏ ra mình dưới quyền phép của đàn ông (I Côrinhtô 11:7-10).

5. Những chữa chối của bọn chủ trương đàn bà không trùm đầu mà thờ phượng

1) Lời giải thích về vấn đề trong II Côrinhtô chương 3

Các tiên tri giả hoặc những kẻ theo bọn chúng mà không trùm đầu trong khi thờ phượng, giải nghĩa Kinh Thánh một cách sai lầm méo mó mà làm hợp lý hóa sự không trùm đầu. Nếu dò xét về điều ấy thì như sau:

II Côrinhtô 3:13-16 “Chúng ta chẳng làm như Môise lấy màn che mặt mình, hầu cho con cái Ysơraên không trông thấy cuối cùng của sự sáng láng phải qua. Nhưng lòng họ đã cứng cỏi; vì đến ngày nay, khi họ đọc Cựu Ước, cái màn ấy vẫn còn chưa cất khỏi, bởi chưng ấy là trong Ðấng Christ mà màn đó biến đi. Ấy vậy, cho đến ngày nay, mỗi lần người ta đọc sách Môise cho họ, cái màn ấy vẫn còn ở trên lòng họ. Khi họ sẽ trở lại cùng Chúa, thì màn ấy mới cất khỏi.”

Ðể nhận lấy hai bảng đá Mười Ðiều Răn, Môise lên núi Sinai, ở lại đó cùng với Ðức Chúa Trời trong 40 ngày đêm, nên sự sáng vinh hiển của Ðức Chúa Trời đã phản xạ trên Môise. Bởi sự sáng rực ra từ mặt Môise mà người dân đã không dám nhìn vào mặt Môise, nên Môise đã phải lấy lúp che mặt mình lại để nói chuyện cùng họ (Xuất Êdíptô Ký 34:28-35). Vậy, cái màn trong II Côrinhtô 3:13 không phải là khăn mà đàn bà phải trùm đầu trong khi thờ phượng, mà lại là cái khăn mà đàn ông che mặt. Chúng ta phải phân biệt được khăn trùm đầu và cái khăn che mặt.

2) Lời giải thích về vấn đề trong I Côrinhtô chương 11

“Nhưng, nếu đàn bà để tóc dài thì là lịch sự cho mình, vì đã ban tóc dài cho người, dường như khăn trùm vậy.” (I Côrinhtô 11:15). Một số người lấy câu trên mà giải nghĩa sai lầm rằng nếu đàn bà có tóc dài thì không trùm đầu cũng được.

Nếu như chủ trương của họ là phải, thì sứ đồ Phaolô đã nhấn mạnh rằng đàn bà phải trùm đầu trong khi tôn vinh Ðức Chúa Trời từ câu 1 đến câu 14 trong I Côrinhtô chương 11, rồi đến câu 15 sứ đồ lại nói khác hay sao? Nếu vậy thì sứ đồ Phaolô chép I Côrinhtô chương 11 này với mục đích gì? Ðể khuyên đàn bà phải trùm đầu hay không trùm đầu? Bấy giờ, ở Hội Thánh Côrinhtô đã có nhiều người đàn bà muốn được bình đẳng với đàn ông, tại vì họ hiểu lầm ý nghĩa của lời dạy dỗ “Không còn đàn ông hoặc đàn bà, vì trong Ðức Chúa Jêsus Christ, anh em thảy đều làm một.” (Galati 3:28), lấy ý định đời đời của Ðấng Christ mà định áp dụng trong thế gian này. Trong đó lại có kẻ yêu cầu công bằng trong việc thờ phượng, mà nói rằng “Tại sao đàn bà phải trùm đầu trong khi đàn ông không trùm đầu gì cả? Ðiều này là không công bình.” Cho nên, sứ đồ Phaolô khiến cho thánh đồ thành Côrinhtô hiểu biết về sự thật rằng đàn bà nhất định phải trùm đầu trong khi thờ phượng. Và trong sự dạy dỗ ấy, sứ đồ đã giải thích cho họ thông qua sự cảm nhận bản năng của đàn ông và đàn bà vậy.

Bản dịch 2011 I Côrinhtô 11:13-15 “Chính anh chị em hãy xét xem: một người nữ cầu nguyện với Ðức Chúa Trời mà không trùm đầu lại có hợp lẽ chăng? Chẳng phải lẽ tự nhiên dạy anh chị em rằng một người nam để tóc dài là làm xấu hổ chính mình, nhưng nếu một người nữ để tóc dài thì chẳng phải đó là vinh hiển của nàng sao? Vì mái tóc dài được ban cho nàng như một khăn trùm đầu vậy.”

Khi đàn bà có tóc dài thì thấy đẹp đẽ. Ấy vừa là một sự dạy dỗ vô tiếng của Ðức Chúa Trời vừa là dấu khế ước ngấm ngầm mà nhắc nhở chúng ta một điều rằng khi đàn bà trùm đầu bằng cái gì giống như một bộ tóc dài thì đẹp trước mặt Ðức Chúa Trời. Tuy nhiên, đàn ông tóc dài thì bị hổ thẹn. Ðiều này là một sự dạy dỗ của cảm giác bản tính của đàn ông rằng mình không trùm đầu được, và ấy cũng là sự dạy dỗ ngấm ngầm của Ðức Chúa Trời nữa. Giống như tóc dài của đàn bà là vinh dự cho mình, khi trùm đầu bằng khăn như tóc dài thì đàn bà có thể bày tỏ ra sự đẹp đẽ phần xác và phần linh hồn của mình trước mặt Ðức Chúa Trời được. Giống như tóc dài của đàn ông là hổ thẹn cho mình, khi không trùm đầu bằng khăn thì đàn ông có thể bày tỏ ra sự đẹp đẽ của mình. Vậy nên được chép rằng “Vì đã ban tóc dài cho người, dường như khăn trùm.”

Tại đây, từ “dường như” được dịch ra từ tiếng Gờréc là “αντι” (anti), là tiếp đầu ngữ mà có những nghĩa như “về”, “thay thế”, “để” vậy. Nếu hiểu lầm “dường như” trong câu trên thành “thay thế” mà dịch ra thì bị sai lầm rằng “Ngài ban tóc dài thay thế cho khăn trùm” vậy. Kẻ hiểu lầm như thế chủ trương sai lầm rằng đàn bà không trùm đầu cũng được. Tuy nhiên, ý nghĩa đúng đắn của câu trên phải được hiểu ra là “Lý do Ngài đã ban tóc dài cho đàn bà là để dạy rằng đàn bà phải trùm đầu bằng cái gì đó.”

6. Kết luận về khăn trùm đầu

Đối với chủ trương rằng phải cởi bỏ khăn trùm đầu bằng cách lật ngược vấn đề trên thì Kinh Thánh tuyên bố cương quyết rằng “Nhưng nếu có ai tranh luận về vấn đề này (vấn đề dùng khăn trùm đầu của đàn bà) thì chúng tôi không có tập tục ấy và các hội thánh của Đức Chúa Trời cũng không có như thế.” (I Côrinhtô 11:16).