1. Truyền đạo là gì?
Truyền đạo có nghĩa là truyền lẽ thật – Tin Lành. Dầu tốt đến mức nào, nếu cái ấy không được truyền cho chính mình hay người khác, thì vô ích. Nếu 2000 năm trước, Ðức Chúa Jêsus – Ðấng khởi nguồn Tin Lành, đến thế gian, nhưng chỉ một mình Ngài biết phương pháp đến sự sống đời đời mà không truyền cho các sứ đồ, thì bây giờ Ngài không có liên quan gì đến chúng ta cả. Tuy nhiên, Ðức Chúa Jêsus đã phán rằng Ngài đã đến thế gian để rao truyền cho chúng ta tin tức phước lành rằng “Loài người – những kẻ vốn phải chết đời đời, có thể sống được đời đời.” (Mác 1:38). Và Ngài cũng dặn môn đồ rằng “Các ngươi đã được lãnh không thì hãy cho không.”, tức là vì các ngươi được nhận không trả giá, nên hãy truyền cho muôn dân không đòi giá (Mathiơ 10:8).
Cho nên việc truyền đạo là sứ mạng lớn hơn hết và thánh nhất của Hội Thánh, và hội thánh nào không làm sứ mạng truyền đạo chính là hội thánh chết. Bây giờ, chúng ta hãy nhìn xem rõ ràng về truyền đạo – sứ mạng trọng yếu nhất, để hiểu biết sự sắp đặt của Ðức Chúa Trời, để nhận lãnh phước lành Ngài đã để dành cho chúng ta.
2. Tại sao chúng ta phải truyền Tin Lành?
Mỗi khi gặp sự dạy dỗ của Ðức Chúa Trời trong Kinh Thánh, chúng ta phải ghi trong lòng một điều rằng lời dạy dỗ và điều răn của Ðức Chúa Trời vì chính chúng ta. Nói cách khác, chúng ta phải có lòng tin không dao động đối với Ðức Chúa Trời. Tức là, Ðức Chúa Trời phán dặn chúng ta rằng truyền đạo Tin Lành là sứ mạng lớn nhất, thì chúng ta cũng hiểu rõ ràng rằng trong sứ mạng truyền đạo có sự phước lành lớn hơn hết. Theo tầm mắt hẹp thì chúng ta dễ hiểu lầm rằng truyền đạo là cứu rỗi người khác, và vì người khác mà chính mình hy sinh. Tuy nhiên, thật ra thì truyền đạo là để chính bản thân mình được sống, và Ðức Chúa Trời ban sứ mạng truyền đạo này cho chúng ta là vì sự sống chính chúng ta.
Thông qua nguyên lý tự nhiên mà loài người chúng ta ai cũng có thể dễ dàng hiểu được, Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ chúng ta về nguyên lý sâu thẳm này mà vốn không thể hiểu nổi bởi sự khôn ngoan của loài người. Đức Chúa Jêsus phán rằng “Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh.” (Giăng 15:5), nghĩa là Ngài ví dụ chúng ta với nhánh của cây nho. Nhánh nào đâm chồi mới, lá mới thì được lớn lên tốt nhờ được cung cấp dinh dưỡng từ gốc rễ. Nhưng nhánh nào không đâm chồi mới, lá mới thì ngưng trưởng thành, lá trước bị rụng, bị tàn, cuối cùng khô mà chết đi. Trong khi cung cấp dinh dưỡng cho chồi mới, lá mới, thì thật ra nhánh mà đâm chồi mới ấy cũng được dinh dưỡng, được dày ra và lớn lên nữa. Cũng như lẽ ấy, chúng ta cũng dễ dàng hiểu được truyền đạo không phải là hy sinh, mà là hoạt động được cung cấp phước lành và ân huệ Ðức Chúa Trời liên tục.
Các anh chị em nào truyền đạo Tin Lành thực tế thì đã biết điều này, tức là, khi mới nhận lãnh lẽ thật – Tin Lành, lòng đức tin chúng ta chỉ ở trên chữ nghĩa mà thôi. Nhưng càng làm việc truyền đạo Tin Lành, chúng ta càng hiểu biết lời của Ðức Chúa Trời. Trong quá trình truyền đạo, chúng ta có sự khôn ngoan, thông sáng đầy đủ để hiểu biết sâu sắc lời của Ðức Chúa Trời; có lòng đức tin trong lẽ thật ngày càng lớn lên; biết được lòng yêu thương của Ðức Chúa Trời là lớn lao dường nào; cũng có lòng nhịn nhục lớn lao chịu đựng được sự khó khăn. Phẩm tính xấu của chúng ta được uốn nắn, được dạy dỗ mẫu mực và lễ phép. Thêm nữa, chúng ta thấy được sự vui mừng thật sự và biết được đời sống của mình thật có giá trị, tầm mắt linh hồn chúng ta cũng được mở ra và nhận biết được loài người nữa. Ngoài ra, còn bao nhiêu ân huệ nữa. Tuy đến đây thôi cũng đủ thấy rằng phước lành Đức Chúa Trời ban cho thông qua truyền đạo thật đáng ngạc nhiên, chẳng phải vậy sao?
Trong sự Ðức Chúa Trời kêu gọi chúng ta sớm hơn nhiều người khác, có ý định của Ngài muốn chúng ta có lòng đức tin chắc chắn. Chúng ta phải nhận thấy ý định ân huệ của Ðức Chúa Trời và truyền đạo Tin Lành nồng nhiệt và sốt sắng, kẻo chúng ta bị trở nên “nhánh ngưng trưởng thành” mà làm hư ý định của Ngài đối với chúng ta.
Mathiơ 13:12 “Vì sẽ cho thêm kẻ nào đã có, thì họ sẽ được dư dật; nhưng kẻ nào không có, thì lại cất luôn điều họ đã có nữa.”
Mathiơ 25:14-30 “Vậy, các ngươi hãy lấy talâng của người nầy mà cho kẻ có mười talâng. Vì sẽ cho thêm kẻ nào đã có, thì họ sẽ dư dật; nhưng kẻ nào không có, thì cũng cất luôn điều họ đã có nữa. Còn tên đầy tớ vô ích đó, hãy quăng nó ra ngoài là chỗ tối tăm, ở đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng.”
I Côrinhtô 9:16 “Còn không rao truyền Tin Lành, thì khốn khó cho tôi thay.”
Hãy suy xét tính trọng yếu và cân nhắc những lời trên. Bởi vì nỗi lo lắng và lòng yêu thương đối với chúng ta mà Ðức Chúa Jêsus và sứ đồ Phaolô đã phán những lời trên.
3. Truyền đạo như thế nào?
Hình như có nhiều người chưa biết truyền đạo như thế nào dầu hầu như mọi người biết tính trọng yếu của công việc ấy. Công việc truyền đạo Tin Lành là sứ mạng của toàn thể Hội Thánh, tức là mọi thành viên của Hội Thánh đều phải tham dự với tư cách là “người đồng liêu trung tín” (Philíp 4:3) hợp tác lẫn nhau. Trong việc xây nhà chẳng hạn, cũng phải có thợ xây, thợ mộc, người cung cấp vật tư, nấu cơm v.v…, và mỗi một người phải trung thực mà đảm nhiệm công việc mình được giao thì ngôi nhà mới được xây một cách suôn sẻ và kiên cố. Thế nhưng thợ mộc mà cũng nấu cơm, cũng cung cấp vật tư, lại làm những việc khác nữa, thì không thể tập trung công việc chính của mình, cuối cùng việc xây nhà không được thực hiện tốt đẹp. Công việc truyền đạo cũng vậy. Như vậy, mối quan hệ giữa người đồng liêu trung tín thật là quan trọng trong việc chúng ta rao truyền Tin Lành.
I Côrinhtô 12:14-27 “Thân cũng chẳng phải có một chi thể, bèn là nhiều chi thể… Ví bằng cả thân đều là mắt, thì sự nghe ở đâu?… và khi một cái nào được tôn trọng, thì các cái khác đều cùng vui mừng. Vả, anh em là thân của Ðấng Christ, và là chi thể của thân, ai riêng phần nấy.”
Lời về các chi thể trong một thân trên là ví dụ về chúng ta trong Hội Thánh để ban cho chúng ta một trí tuệ về truyền đạo – sứ mạng của Hội Thánh. Theo những lời dạy dỗ này, chúng ta hãy dò xem phương pháp cụ thể để thực hiện sứ mạng truyền đạo hoàn thiện nhất.
1) Nhiệm vụ cơ bản với tư cách là người đồng liêu trung tín
(1) Có mặt đầy đủ và tham dự tích cực mỗi lễ thờ phượng và sự nhóm họp của Hội Thánh.
Sự có mặt tại mỗi lễ thờ phượng là rất quan trọng để truyền đạo, và nếu đã là người đồng liêu Tin Lành trung tín thì không thể chểnh mảng được. Chúng ta hãy xem cụ thể hơn.
Có một người nhà mới được dẫn đến Hội Thánh và được học rằng phải giữ thờ phượng Ngày Thứ Ba, ngày Sabát, và mọi lễ trọng thể của Ðức Chúa Trời để nhận lãnh sự phước lành và ân huệ Ðức Chúa Trời rồi. Thế mà, khi người nhà mới ấy đến Hội Thánh để giữ lễ thờ phượng thì thấy có quá nhiều hàng ghế trống. Dù sao, sau khi thờ phượng, người nhà mới ấy được giới thiệu với các anh chị em khác. Thế mà, đến ngày thờ phượng sau, khi đến Hội Thánh thì người nhà mới ấy không trông thấy anh chị em mà lần trước mình được giới thiệu. Ðến thờ phượng tiếp sau nữa thì không trông thấy anh chị em khác nữa. Trong trường hợp này, người nhà mới ấy sẽ suy nghĩ như thế nào? “Lời rằng “Thờ phượng thì được phước!” phải chăng là lời nói dối sao? Nếu tin rằng thật được phước thì tại sao nói với người ta rằng phải tham dự thờ phượng, nhưng chính mình lại không tham dự vậy?”
Người nhà mới ấy chắc cũng dần dần chểnh mảng thờ phượng, cuối cùng lại bị nguội dần lòng đức tin về lời lẽ thật. Thông qua sự thật này, chúng ta có thể biết rằng dù những người truyền đạo trực tiếp gắng sức truyền đạo đến đâu đi chăng nữa, nhưng nếu mọi thành viên không chung sức vào việc tham dự lễ thờ phượng – nhiệm vụ cơ bản của thánh đồ, thì công việc truyền đạo thật khó khăn thay. Cho nên, việc bản thân mình có mặt đầy đủ mọi lễ thờ phượng là việc chung sức với người truyền đạo trực tiếp, để kết trái mới tốt lành. Vậy, tham dự đầy đủ mỗi lễ thờ phượng có liên quan mật thiết đến công việc truyền đạo.
(2) Cầu nguyện khẩn thiết để chung sức công việc truyền đạo Tin Lành.
Mặc dù bận rộn trong việc làm ăn, nhưng chúng ta có thể cầu nguyện xin Ðức Chúa Trời mở cửa cho truyền đạo Tin Lành, trong giờ giấc đã định và bất cứ lúc nào chúng ta sắp xếp được thời gian nữa. Cầu nguyện không phải là công việc riêng của những người đi truyền đạo trực tiếp, mà là của mọi thánh đồ. Khi mọi anh chị em thánh đồ đều chung sức đồng lòng mà cầu nguyện lên Ðức Chúa Trời, thì Ðức Chúa Trời – Ðấng dò xét trong lòng chúng ta, cho phép chúng ta có sự vui mừng – sự gặp được anh chị em mới. Vì công việc truyền đạo Tin Lành không phải là công việc của loài người thuộc về thế gian này mà là của Ðức Chúa Trời thuộc về Nước Thiên Ðàng, nên nếu không có việc cầu nguyện – phương pháp của Ðức Chúa Trời, thì truyền đạo Tin Lành quyết không thể nào được thực hiện. Cầu nguyện là phước lành đặc biệt mà chỉ người có lòng đức tin vững chắc về Đức Chúa Trời mới có thể làm khẩn thiết được. Cho nên, lịch sử của đức tin được trọn vẹn thông qua cầu nguyện. Bất cứ lúc nào và ở đâu, chúng ta phải chung sức đồng lòng mà cầu nguyện, ấy là đường lối để chúng ta trở thành đồng liêu trung tín trong việc truyền đạo Tin Lành.
2) Những nhiệm vụ cơ bản phải phân chia với tư cách là một chi thể trong một thân
(1) Dạy dỗ trực tiếp lời của Ðức Chúa Trời.
Chúng ta dễ dàng hiểu được rằng việc dạy dỗ là điều tất yếu trong việc truyền đạo Tin Lành. Nhưng nhiều anh chị em cứ tưởng việc dạy dỗ mới là việc truyền đạo thật sự nên ai cũng chỉ muốn dạy dỗ mà thôi. Cho nên, những anh chị em nào dạy dỗ không rành thì dễ bị tự ti với khả năng của mình, hay bị mặc cảm thử thách. Tuy nhiên, ấy không phải là ý định của Ðức Chúa Trời. Hãy thử nghĩ rằng cả thân đều là miệng. Mọi người đều nghĩ đến việc dạy dỗ mà thôi thì giống như cả thân đều là miệng, thế thì cả thân không thể phát huy được khả năng của mình. Ðức Chúa Trời đã ban cho mỗi chúng ta một tài năng thích hợp nhất. Cho nên, chúng ta phải sớm phát hiện ra tài năng của mình là gì và làm công việc truyền đạo Tin Lành tùy theo tài năng ấy. Như thế, Ðức Chúa Trời mới vui mừng vì chúng ta thực hiện công việc truyền đạo được suôn sẻ và hiệu quả nhất.
(2) Tìm thấy người nào có khả năng trở nên người nhà chúng ta thì hãy liên kết cho người nhà dạy dỗ lời.
Nói chung người nào có tài năng dạy dỗ tốt, thường có khuynh hướng không dễ làm quen với người mới gặp lần đầu. Vì hiểu biết nhiều trí thức, nên phán đoán điều này điều kia, dẫn đến đánh mất cơ hội làm quen dễ dàng. Ngược lại, người nhà nào có tài năng làm quen với ai dễ dàng, thường có khuynh hướng không có tài năng dạy dỗ tốt lắm; cho nên, dạy dỗ lẽ thật cơ bản Kinh Thánh thì được, nhưng thường không thành công trong việc dạy dỗ lẽ thật bí ẩn sâu thẳm. Thế mà cứ cố chấp cứ dạy dỗ, thì người mới nghe lẽ thật ấy dễ bị chán, học dở dang và cuối cùng không thể trở thành con cái của Ðức Chúa Trời.
So với ngày xưa, nền sản xuất ngày nay có năng suất cao hơn là nhờ sự phát triển phân công lao động. Việc liên kết người nhà mới cho người nhà dạy dỗ tốt, là nhiệm vụ quan trọng mà ai đó phải làm với tinh thần sứ mệnh vì công việc Tin Lành, ấy giống như vai trò của tay đưa thức ăn vào miệng. Giống như khó ăn thức ăn nếu không có tay, thì Tin Lành cũng không tiến bộ nếu không có người đồng liêu làm công việc liên kết cho.
(3) Chăm sóc anh em trong Hội Thánh.
Dầu không có tài năng trong việc dạy dỗ hay việc liên kết, nhưng lại có tài năng khuyến khích tình thân hữu hay đẩy mạnh hòa hợp; thì tài năng như thế cũng có sự đóng góp lớn cho việc truyền đạo Tin Lành. Có người nhà nào trong Hội Thánh có sự khó khăn cá nhân thì thăm viếng và chia sẻ sự vui mừng hay sự buồn bã với người nhà đó; có người nhà nào bị người xung quanh bắt bớ hay ghen ghét vì lẽ thật thì thường xuyên gặp mặt mà yên ủi và cổ vũ cho; việc chia sẻ tình anh em không lộ ra bên ngoài rõ ràng, nhưng thật quan trọng trong việc truyền đạo Tin Lành. Người nhà mới thường đặt trọng tâm vào những việc phần xác hơn việc phần linh hồn, nên khi cảm nhận rằng có anh em luôn yêu thương mình, thì niềm vui mừng ấy sẽ hầu cho lời lẽ thật của Đức Chúa Trời châm rễ sâu hơn nữa trong tấm lòng người nhà mới ấy.
Những việc này được so sánh với mắt hay tai trong một thân thể. Thấy ra được sớm sự đau đớn của anh em và cùng chia sẻ; sớm nhận ra anh em nào có lòng đức tin và sự tin cậy vào lẽ thật đang bị yếu đi, thì dẫn họ đến anh chị em dạy lời, để được học Kinh Thánh hầu cho linh hồn ấy được chữa trị trước khi mắc bệnh. Nếu không có người đồng liêu đảm nhiệm công việc như thế, thì dầu người truyền đạo sốt sắng trong công việc dẫn dắt, và nhiều người nhà mới được dẫn đến lẽ thật bao nhiêu chăng nữa, thì Hội Thánh cũng không trưởng thành được bởi các người nhà đi vào lẽ thật trước đang yếu dần đức tin.
(4) Phụng sự cho Hội Thánh.
Mỗi người ít nhất cũng có một tài năng riêng. Bất cứ tài năng nào cũng là một sự giúp đỡ to lớn cho Hội Thánh nếu chúng ta có ý chí sử dụng tài năng ấy để tham dự công việc truyền đạo Tin Lành. Và sự giúp việc cho người đi truyền đạo trực tiếp cũng là sự đóng góp thực chất cho Hội Thánh.
Chẳng hạn, có một nữ truyền đạo dạy dỗ lời rất giỏi, nhưng vì có con nhỏ nên bị giới hạn trong hoạt động truyền đạo. Nếu ai đó trong Hội Thánh chúng ta chăm sóc cho con nhỏ đó mỗi ngày, thì nữ truyền đạo ấy sẽ để dành được nhiều thời gian hơn cho công việc truyền đạo và dạy dỗ lời lẽ thật Tin Lành cho nhiều người hơn nữa. Ấy thật là chung sức và đóng góp cho công việc truyền đạo Tin Lành! Chăm sóc cho con nhỏ của người khác là việc không dễ. Tuy nhiên, nếu chúng ta thật hiểu được ấy là đường lối để chung sức và góp phần cho việc truyền đạo Tin Lành thì vui lòng mà làm việc đó được. Khi chúng ta chung sức hay góp phần cho bất cứ công việc truyền đạo Tin Lành của Hội Thánh hay giúp đỡ cho người đi truyền đạo trực tiếp thì ấy thật là phụng sự cho Ðức Chúa Trời.
Mathiơ 10:42 “Ai sẽ cho một người trong bọn nhỏ nầy chỉ uống một chén nước lạnh, vì người nhỏ đó là môn đồ ta, quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ ấy sẽ chẳng mất phần thưởng của mình đâu.”
Mathiơ 25:40 “… Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ các ngươi đã làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn này của anh em ta, ấy là đã làm cho chính mình ta vậy.”
Nếu người nào có lòng muốn giúp việc cho Hội Thánh, hãy trao đổi ý kiến với hội trưởng của Hội Thánh mình trực thuộc, thì sẽ được hướng dẫn đường lối góp phần hiệu quả nhất.
(5) Dâng hiến một phần mười và lễ vật
Hầu như những người làm việc công sở hay bị mặc cảm mỗi khi gặp người đi truyền đạo trực tiếp. Sở dĩ như vậy là vì suy nghĩ rằng dù đã nhận lẽ thật chắc thật rồi nhưng mình không tích cực tham dự việc truyền đạo Tin Lành được. Tuy nhiên, suy nghĩ ấy không thỏa đáng. Giả sử nếu không có sự góp phần của những người làm việc công sở về một phần mười và lễ vật thì sao? Các mục sư hay truyền đạo sư của mỗi Hội Thánh phải để lùi lại công việc vận hành Hội Thánh và truyền đạo, và thay vào đó họ phải đi làm việc công sở. Vì nếu tiền thuê tòa nhà Hội Thánh không được trả, thì cuối cùng chúng ta có thể thờ phượng Ðức Chúa Trời ở ngoài đường, hay dù có khách hoặc người nhà đến Hội Thánh nhưng không uống được một ly trà. Nhưng, may mắn là hoạt động của Hội Thánh của chúng ta được duy trì mỗi ngày bởi một phần mười và lễ vật của các người nhà làm việc công sở. Góp phần của các anh chị em ấy thật lớn thay! Những người thế gian làm việc công sở vì xác thịt sẽ chết; nhưng trong lẽ thật, chúng ta có ý thức sứ mạng mình là đồng liêu trung tín của Tin Lành mà làm việc công sở thì ấy không phải là việc phần xác nữa, mà là công việc linh hồn cao quý. Tức là chúng ta lấy cái sẽ hư nát mà làm việc để kế thừa được cái không bao giờ hư nát, nên đây chẳng phải việc đáng cảm tạ hay sao? Chúng ta hãy tìm hiểu ví dụ.
Giả sử có một người làm nền đất để xây nhà. Tuy nhiên, nếu không xây nhà được vì không có vật tư, thì nền đất đó có ích gì đây? Phải có ai đó mua vật tư và cũng phải có ai đó mua xi măng mà cung cấp để thợ xây dựng nhà. Cũng như lẽ ấy, dù không hoạt động truyền đạo trực tiếp, nhưng một phần mười và những lễ vật khác mà các anh chị em làm việc công sở đã dâng lên, giúp cho những người giúp việc của Tin Lành có thể chuyên tâm trong công việc truyền đạo. Cho nên, kể từ bây giờ, các anh chị em làm việc công sở cũng phải sinh hoạt đức tin với lòng tự hào và ý thức của người chủ hơn nữa. Những anh chị em nào có tinh thần như thế mà làm việc công sở chăm chỉ hơn những người khác, thì sẽ được tín nhiệm hơn từ người cấp trên và đồng nghiệp, có khi dẫn được họ đến lẽ thật nữa. Tuy nhiên, người nào không hiểu ra được ý định tốt lành của Ðức Chúa Trời, mà cứ nghĩ việc công sở là việc phần xác, mà coi thường và chểnh mảng việc ấy, cứ tính truyền đạo chỉ bằng lời của Ðức Chúa Trời thôi thì ở nơi công sở sẽ bị khó khăn, không thu nhập tốt, cuối cùng cả phần xác lẫn phần linh đều bị lỗ. Thậm chí, có lúc còn ảnh hưởng đến cả gia đình và những người xung quanh nữa. Vậy, thái độ như thế mang lại những hậu quả che khuất vinh hiển Ðức Chúa Trời bởi vấn đề của bản thân mình.
Vậy, các anh chị em có thể hiểu ra đầy đủ rằng việc dâng lên một phần mười và lễ vật là sự góp phần tốt lành cho Tin Lành. Trên thực tế, có nhiều anh chị em có tài năng dạy dỗ tốt lời Kinh Thánh nhưng đáng tiếc là không có cơ hội phát huy tài năng ấy mà Đức Chúa Trời ban cho mà lại phải làm việc công sở bởi vì thiếu người đồng liêu đóng góp như thế. Sứ mạng Tin Lành không phải chỉ bởi một hay hai người mà được trọn vẹn, nhưng là sứ mạng mà hết thảy mọi anh chị em phải làm cho hoàn thành. Mỗi người theo tài năng mình đã nhận, hết sức góp phần cho việc truyền đạo Tin Lành và hoàn thành sự nghiệp để mau chóng trở về quê hương trên trời của chúng ta. Ðức Chúa Trời gọi chúng ta sớm hơn để hầu cho chúng ta làm việc đồng liêu trung tín.
Ngoài ra, phương pháp góp phần vào Tin Lành còn nhiều. Tục ngữ có câu rằng “Kể cả con giòi cũng có tài bò.” Bất kể ai có ý chí muốn làm thì Ðức Chúa Trời sẽ mở đường phước lành để người đó có cơ hội góp phần vào công việc Tin Lành. Hơn nữa, nếu hết thảy chúng ta cùng chung sức làm Tin Lành bằng một tấm lòng thì Tin Lành này sẽ được hoàn thành trọn vẹn một cách mau chóng. Nói cách khác, sở dĩ Tin Lành này chưa được hoàn thành trọn vẹn mau chóng như chúng ta mong muốn là vì những anh chị em đáng lẽ phải chung sức giúp việc Tin Lành, lại chưa tham dự vào một cách tích cực.
Còn một điều mà chúng ta phải cân nhắc. Chẳng hạn, có người nghĩ “Việc liên kết không bằng việc dạy dỗ hay sao?” Bị mặc cảm như thế mà cứ so sánh mình với người khác trong lòng, mà không sử dụng tài năng mình được Ðức Chúa Trời ban cho, nhưng cứ muốn sử dụng tài năng không được nhận. Ấy không phải là việc vâng theo ý định của Ðức Chúa Trời.
Mathiơ 25:15 “Chủ đó cho người nầy năm talâng, người kia hai, người khác một, tùy theo tài mỗi người…”
Luca 12:48 “Vì ai đã được ban cho nhiều, thì sẽ bị đòi lại nhiều; và ai đã được giao cho nhiều, thì sẽ bị đòi lại nhiều hơn.”
Vậy, chúng ta không cần phải so sánh tài năng nào, cũng không cần ghen vì anh em nhận nhiều tài năng hơn. Theo ý định và phương pháp công bình của Ðức Chúa Trời đòi lại tùy số lượng mà Ngài đã ban, chúng ta chỉ trung thực góp phần của mình với tư cách là chi thể trong một thân, thì chúng ta trở thành đồng liêu giúp việc tốt lành của Tin Lành vậy.