1. Nghi lễ phép Báptêm là dấu giao ước giữa Ðức Chúa Trời và người dân của Ngài
Mọi việc chúng ta thực hiện hằng ngày đều được duy trì bởi lời hứa, nào là công việc, nào kết hôn, kể cả mua bán một hàng hóa. Mọi điều đều được thực hiện bởi lời hứa. Ngày xưa, xã hội được duy trì bởi trao đổi vật tư, bây giờ thì người ta sử dụng tiền tệ, séc, thẻ tín dụng. Mặc dù đều là giấy, nhưng có khi một số loại giấy bị đổ rác, có khi một số loại giấy được sử dụng giá trị cao như mười đô la Mỹ hay là một trăm đô la Mỹ nữa. Tại sao cùng là giấy mà lại khác nhau về giá trị sử dụng như thế? Bởi vì có lời hứa khác nhau. Giống như vậy, mối quan hệ giữa Ðức Chúa Trời và chúng ta cũng được duy trì bởi lời hứa.
Nghi lễ phép Báptêm – nghi lễ đầu tiên khi bắt đầu cuộc sống đức tin, là một dấu giao ước giữa Ðức Chúa Trời và người dân của Ngài. Bản thân nước thì cũng chỉ là một thứ nước mà thôi dù để tắm hay để làm phép Báptêm, nhưng nước phép Báptêm có ý nghĩa đặc biệt hơn là vì trong đó có sự giao ước với Ðức Chúa Trời. Nghi lễ phép Báptêm mà chúng ta đã chịu khi nhận lẽ thật, là dấu giữa Ðức Chúa Trời và chúng ta. Ở thời đại Cựu Ước thì Ðức Chúa Trời ban cho phép cắt bì như là “một dấu giữa Ðức Chúa Trời và người dân của Ngài” (Sáng Thế Ký 17:10-14). Ðến thời đại Tân Ước, Đức Chúa Jêsus đã đến và quy định phép Báptêm là dấu của sự cứu rỗi cho người dân của Đức Chúa Trời (Côlôse 2:11, I Phierơ 3:21). Ðể chứng minh giao ước này là giao ước đời đời không hề thay đổi, Đức Chúa Jêsus đã hầu cho chúng ta ăn bánh và uống rượu nho Lễ Vượt Qua, là thịt và huyết của Ngài, nhờ đó để lại dấu của giao ước đời đời, là dấu của con cái Đức Chúa Trời, trong thân thể chúng ta.
Kinh Thánh gọi người dân Ðức Chúa Trời là “con của lời hứa” (Galati 4:28), bởi vì Ðức Chúa Trời và người dân Ngài được kết nối bởi lời hứa. Và Ðức Chúa Trời phán dặn rằng giao ước một lần được lập ra này phải được giữ gìn.
Galati 3:15 “Hỡi anh em, tôi nói theo thói quen người ta rằng: Khi một người đã làm tờ giao ước thành rồi, thì không ai có phép được xóa đi hay thêm vào sự gì.”
2. Tội lỗi có thể được tha thứ và tội lỗi không thể được tha thứ
Có hai loại tội lỗi, là tội lỗi có thể được tha thứ và tội lỗi không thể được tha thứ. Ðức Chúa Jêsus phán dặn môn đồ phải tha thứ anh em đã phạm tội, không chỉ bảy lần nhưng đến bảy lần của bảy mươi lần nếu anh em hối cải (Mathiơ 18:21-22). Dầu vậy, Ðức Chúa Jêsus cũng phán rằng có tội lỗi không hề được tha thứ dù là kể cả sau khi thế gian này được đổi mới, ấy là tội lỗi nói phạm đến Thánh Linh (Mathiơ 12:31-32). Tội lỗi nói phạm đến Thánh Linh nghĩa là sự nói phạm đến lẽ thật (I Giăng 5:7), là để chỉ ra tội lỗi phản lại giao ước được lập ra bởi thịt và huyết của Ðức Chúa Jêsus.
Hêbơrơ 10:26-29 “Vì nếu chúng ta đã nhận biết lẽ thật rồi, mà lại cố ý phạm tội, thì không còn có tế lễ chuộc tội nữa, nhưng chỉ có sự đợi chờ kinh khiếp về sự phán xét, và lửa hừng sẽ đốt cháy kẻ bội nghịch mà thôi. Ai đã phạm luật pháp Môise, nếu có hai ba người làm chứng, thì chết đi không thương xót, huống chi kẻ giày đạp Con Ðức Chúa Trời, coi huyết của giao ước, tức là huyết mà mình nhờ nên thánh, là ô uế, lại khinh lờn Ðức Thánh Linh ban ơn, thì anh em há chẳng tưởng rằng người ấy đáng bị hình rất nghiêm đoán phạt hay sao?”
Cho nên, sứ đồ Giăng viết thư rằng “Ví có kẻ thấy anh em mình phạm tội, mà tội không đến nỗi chết, thì hãy cầu xin, và Ðức Chúa Trời sẽ ban sự sống cho, tức là ban cho những kẻ phạm tội mà chưa đến nỗi chết.” (I Giăng 5:16). Tuy nhiên, sứ đồ cũng chép tiếp nữa rằng “Cũng có tội đến nỗi chết; ấy chẳng phải vì tội đó mà ta nói nên cầu xin.” (I Giăng 5:16).
Còn sứ đồ Phaolô viết thư về những kẻ bắt bớ lẽ thật và bội nghịch rằng “Mấy kẻ đã chối bỏ lương tâm đó… ta đã phó cho quỉ Satan rồi.” (I Timôthê 1:19-20); và cũng viết nữa rằng “Vì chưng những kẻ đã được soi sáng một lần, đã nếm sự ban cho từ trên trời, dự phần về Ðức Thánh Linh, nếm đạo lành Ðức Chúa Trời, và quyền phép của đời sau, nếu lại vấp ngã, thì không thể khiến họ lại ăn năn nữa.” (Hêbơrơ 6:4-6). Nói cách khác thì, người nào được thoát khỏi hết thảy mọi tội lỗi bởi sự chịu phép Báptêm một lần rồi, lại bội lẽ thật mà trở về với thế gian thì ấy giống như là “Chó liếm lại đồ nó đã mửa, heo đã rửa sạch rồi, lại lăn lóc trong vũng bùn.” (II Phierơ 2:20-22).
3. Ðức Chúa Trời ban phước cho chúng ta sau khi thử thách
Trong Cựu Ước, cuộc sống tại đồng vắng của người dân Ysơraên thời đại Môise được ghi chép như là lời tiên tri về sự việc tương lai, là hình và bóng của những sự sẽ được làm cho hoàn thành bởi sự đến của Đức Chúa Jêsus vào thời đại Tân Ước ngày nay (Hêbơrơ 3:1-6, I Côrinhtô 10:1-11).
• Môise = Jêsus: Môise biểu tượng cho Đức Chúa Jêsus.
• Từ Êdíptô → đến Canaan (Từ thế gian tội lỗi → đến Nước Thiên Ðàng)
a. Êdíptô biểu tượng cho thế gian tội lỗi ngày nay.
b. Sự việc Ðức Chúa Trời dẫn dắt người dân Ysơraên ra khỏi Êdíptô biểu tượng cho sự việc Ngài dẫn dắt chúng ta ra khỏi thế gian tội lỗi này ngày nay (Giăng 8:32-36, Hêbơrơ 2:15).
c. Canaan biểu tượng cho Nước Thiên Ðàng.
Thông qua Môise, Ðức Chúa Trời lập giao ước với người dân Ysơraên và cho họ được ra khỏi Êdíptô. Tuy nhiên, Ngài đã không dẫn dắt họ vào xứ Canaan ngay lập tức mà lại cho họ vào đồng vắng, và họ phải sống ở đó 40 năm; và được chép rằng ấy là để hạ người dân Ysơraên xuống và thử, Ðức Chúa Trời muốn xem họ giữ giao ước của Ngài hay không (Phục Truyền Luật Lệ Ký 8:2-16).
Ðức Chúa Trời ban cho người dân Ysơraên các điều răn của Ngài bao gồm ngày Sabát, và phán dặn họ phải giữ điều răn và mạng lịnh Ngài cho đến khi nào đi vào xứ Canaan. Tuy nhiên, họ không tuân thủ ngày Sabát cũng như các điều răn, mọi luật pháp và luật lệ của Ðức Chúa Trời trong suốt quãng đường đồng vắng, cuối cùng họ bị diệt vong tại đồng vắng (Êxêchiên 20:10-13). Chỉ hai người Calép và Giôsuê – là những người vâng theo trọn vẹn lời phán của Ðức Chúa Trời, và những người được sanh ra tại nơi đồng vắng mới được đi vào xứ Canaan (Dân Số Ký 14:6-38). Vì vậy, điều chúng ta phải lo sợ là chúng ta cũng đã nhận lời hứa của Ðức Chúa Trời rồi, nhưng nếu chúng ta không giữ gìn mọi điều răn và luật lệ của Ðức Chúa Trời thì cũng sẽ bị hủy diệt giống như những người đã bị hủy diệt mà thôi (Hêbơrơ 4:1-11, I Côrinhtô 10:1-11).
Ðức Chúa Trời đã phán rằng Ngài sẽ dẫn dắt chúng ta đi vào Nước Thiên Ðàng vĩnh cửu mà Ngài đã hứa ban cho chúng ta, sau khi Ðức Chúa Trời thử thách chúng ta bởi ngày Sabát, bởi tất cả mọi luật lệ và phép đạo, để Ngài biết rằng chúng ta có giữ gìn mọi giao ước (giao ước giữa chúng ta với Ðức Chúa Trời được lập ra bởi sự chịu phép Báptêm) hay không (Phục Truyền Luật Lệ Ký 8:16).