Thờ phượng là nghi thức bày tỏ ra sự tôn kính của chúng ta đối với Ðức Chúa Trời bởi lòng khiêm tốn tự hạ mình xuống, bằng cách dâng lên cầu nguyện và tán dương để tôn vinh và cảm tạ tình yêu thương cao cả của Đức Chúa Trời – Ðấng tha tội chúng ta mà không đòi giá, ban sự cứu rỗi và sự sống đời đời cho chúng ta là những kẻ vốn không tránh khỏi cái chết đời đời, và dẫn chúng ta đến Nước Thiên Ðàng.
1. Những ngày thờ phượng
1) Phải dâng thờ phượng vào ngày Sabát.
Ngày Sabát là ngày kỷ niệm quyền năng của Ðức Chúa Trời – Ðấng Sáng Tạo. Bởi giữ ngày Sabát, chúng ta xác minh lại sự thật rằng Ðức Chúa Trời sáng tạo ra trời đất và muôn vật; ngợi khen quyền năng đáng ngạc nhiên ấy của Đức Chúa Trời, và dâng thờ phượng một cách chí thánh lên Đức Chúa Trời, nhờ đó chúng ta được ban phước lành dồi dào dư dật của ngày Sabát mà Ngài đã sắm sẵn.
Ngày Sabát theo Kinh Thánh là Thứ bảy, cho nên thờ phượng ngày Sabát phải được cử hành nhằm Thứ bảy. Ngoài ra, còn thờ phượng Ngày Thứ Ba được cử hành nhằm Thứ ba.
2) Phải dâng thờ phượng nhằm các kỳ lễ trọng thể.
Ở thời đại Cựu Ước, nhằm ngày Sabát và các kỳ lễ trọng thể, thờ phượng chuộc tội dân sự được cử hành bằng huyết hy sinh của con chiên hay con dê làm của lễ. Mọi của lễ này đều là chế độ bày tỏ ra lời tiên tri trước về sự việc xảy ra vào thời đại Tân Ước rằng Ðấng Christ sẽ hy sinh vì tội lỗi chúng ta. Có thể có người chịu chết thay cho người làm việc công bình, nhưng Ðấng Christ lại hy sinh thay vì tội lỗi chúng ta khi chúng ta còn là tội nhân!
Thờ phượng chứa đựng sự ban ơn lớn lao như vậy chính là thờ phượng của các kỳ lễ trọng thể. Thờ phượng của các kỳ lễ trọng thể chứa đựng ý nghĩa cảm tạ hy sinh và tình yêu thương của Đấng Christ đã đổ huyết trên thập tự giá mà qua đời vì chúng ta, là những kẻ chẳng ra gì, và bày tỏ lòng kính trọng Đức Chúa Trời bằng cách hạ thấp bản thân chúng ta xuống.
Mỗi lễ trọng thể đều có ý nghĩa tiên tri riêng của nó, và trong đó chứa đựng sự sắp đặt cứu chuộc của Đức Chúa Trời nữa. Các kỳ lễ trọng thể mà chúng ta phải giữ là Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men, Lễ Trái Ðầu Mùa, Lễ Bảy Tuần Lễ, Lễ Kèn Thổi, Ðại Lễ Chuộc Tội, Lễ Lều Tạm. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thờ phượng nhân những dịp đặc biệt như thờ phượng khu vực, thờ phượng thăm viếng v.v…
2. Mục đích thờ phượng
1) Thông qua thờ phượng, có thể xác minh mối quan hệ giữa Ðức Chúa Trời và chúng ta.
Ðấng chúng ta hầu việc là Ðức Chúa Trời – Ðấng dựng nên trời đất, đích thân ban sự sống và hơi thở cho loài người, Ðấng cứu rỗi chúng ta, là tội nhân, và hứa Nước Thiên Ðàng bằng mọi lời lẽ thật. Ðức Chúa Trời – Ðấng dựng nên hết thảy mọi vật, thiếu thốn điều gì mà lại muốn loài người chúng ta hầu việc đây? Điều đó chứa đựng ý muốn của Đức Chúa Trời muốn ban tư cách người dân Nước Thiên Đàng và quyền thế của con cái cho những người hầu việc Đức Chúa Trời, để rồi ban phước cho loài người chúng ta.
Thờ phượng làm cho nhận thức lặp đi lặp lại về mối quan hệ giữa Ðức Chúa Trời và chúng ta là mối quan hệ giữa Cha Mẹ và con cái, Vua và người dân, Ðấng Sáng Tạo và người được tạo ra, nhờ đó hầu cho mối quan hệ giữa Ðức Chúa Trời và chúng ta được khăng khít. Ở thế gian này, người ta thờ nhiều thần nhiều chúa như thần bảo vệ, thần cổ mộc, các tạp thần của phù thủy, thần mặt trời, thần mặt trăng v.v… đến đỗi không đếm hết nổi. Cho nên, bởi thờ phượng, chúng ta phải xác minh rõ ràng chúng ta đang hầu việc thần nào, và tán dương ân huệ của Ngài, nhờ đó mối quan hệ giữa Ðức Chúa Trời và chúng ta được kết nối vững chắc bởi sợi dây sự yêu thương không hề bị cắt đứt.
Lêvi Ký 26:12 “Ta sẽ đi giữa các ngươi, làm Ðức Chúa Trời các ngươi, và các ngươi sẽ làm dân ta.”
Giăng 4:23 “Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: Ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy.”
2) Dâng thờ phượng để được tha tội đã phạm và hòa giải với Ðức Chúa Trời.
Mục đích lớn nhất của thờ phượng là để được tha tội và được ban phước. Chúng ta bị xa cách với Ðức Chúa Trời bởi tội lỗi và sự gian ác của chúng ta (Êsai 59:1-3).
Ở thời đại Cựu Ước, người dân Ysơraên giết con sinh, lấy huyết làm của lễ mà dâng thờ phượng (tế lễ) để được chuộc tội, tha tội. Bây giờ, chúng ta – kẻ mà đã xa cách với Ðức Chúa Trời một lần, được chuộc tội và được hòa giải lại với Ðức Chúa Trời bởi vì Ðấng Christ – Ðấng được biểu tượng bởi Chiên Con đã hy sinh vì tội lỗi chúng ta (Êphêsô 2:12-19). Cho nên, chúng ta phải thờ phượng Ðức Chúa Trời để nhớ và kỷ niệm lòng yêu thương và sự hy sinh của Ðấng Christ vì chúng ta.
3) Dâng thờ phượng để cảm tạ và tôn vinh Ðức Chúa Trời.
Ðức Chúa Trời là Ðấng Sáng Tạo dựng nên vạn vật. Mỗi người chúng ta nhận ân huệ dồi dào của Ðức Chúa Trời dù chính chúng ta không nhận ra. Ngài lên kế hoạch mỗi điều và tiến hành mỗi sự vì lợi ích của chúng ta. Ngài yêu thương chúng ta lặng lẽ.
Khải Huyền 4:11 “Lạy Ðức Chúa Trời là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh hiển, tôn quý và quyền lực; vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên.”
Thật đương nhiên cho chúng ta là kẻ được dựng nên, phải thờ phượng Ðức Chúa Trời – Ðấng đáng được vinh hiển, tôn quý và cảm tạ.
4) Dâng thờ phượng để nhận lấy phước lành.
Ðức Chúa Trời đang tìm kiếm những người thờ phượng Ngài bằng tâm thần và lẽ thật, và Ngài hứa ban phước cho họ. Mọi thờ phượng đều có sự ân huệ và phước lành của Ðức Chúa Trời. Bởi việc dâng một ngàn chiên con làm của lễ thiêu, vua Salômôn được Ðức Chúa Trời ban sự khôn ngoan và được trở thành vua khôn ngoan nhất đương thời, và nhờ phước lành ấy mà dựng nên đất nước mình cường thịnh (I Các Vua 3:4-14). Và cả nhà Ôbết Êđôm (nhà rước hòm giao ước của Ðức Chúa Trời) được Ngài ban phước dồi dào (II Samuên 6:9-11).
3. Thái độ và tư thế của người thờ phượng
1) Phải thờ phượng bằng lòng tôn kính và cảm tạ Ðức Chúa Trời.
2) Phải thờ phượng bằng tấm lòng khẩn thiết, hết lòng, hết ý, hết sức, cho đến đỗi hết linh hồn.
3) Phải thờ phượng bằng cách tự hạ mình xuống mà tôn vinh và nâng Đức Chúa Trời lên cao cả.
4) Phải thờ phượng một cách tin kính bằng thái độ ăn năn hối cải và cầu xin Ngài tha tội.
5) Phải thờ phượng trong khi bỏ mọi tư tưởng về phần xác, và trong lòng chỉ đầy tràn bằng lời Ðức Chúa Trời.
6) Phải thờ phượng một cách chí thánh bằng lòng yêu mến Ðức Chúa Trời.
4. Thứ tự thờ phượng
Thứ tự thờ phượng được tiến hành theo thứ tự như sau, có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh đặc thù của Hội Thánh địa phương.
1) Cầu nguyện ngẫm nghĩ: Chúng ta nhắm mắt lại và làm cho lòng dịu lại, mong mỏi và tưởng nhớ đến Ðức Chúa Trời (Thi Thiên 143:5). Vào giờ này, chúng ta không phát ra tiếng.
2) Tán dương vinh hiển: Chúng ta cảm tạ và tôn vinh Ðức Chúa Trời bằng bài ca mới (Khải Huyền 5:13). Vào giờ này, các thánh đồ đứng lên và dâng tán dương.
3) Cầu nguyện: Dâng lên các lời cầu nguyện để cảm tạ, tôn vinh, hối cải, xin được ước muốn. Thông thường người giảng đạo buổi lễ thờ phượng đó cầu nguyện (Mọi thánh đồ vẫn đứng dậy). Sau khi cầu nguyện, ngồi xuống.
4) Tán dương: Hát xướng về chủ đề sự nghỉ ngơi vào ngày Sabát, về chủ đề lễ trọng thể vào các buổi lễ trọng thể, còn vào các thờ phượng đặc biệt khác thì dâng vinh hiển bởi tán dương đúng chủ đề tùy theo tính cách của thờ phượng ấy.
5) Cầu nguyện: Đây là thời gian cầu nguyện phụ dâng sự cảm tạ, tôn vinh và nài xin Ðức Chúa Trời ban phước cho người giảng đạo buổi lễ thờ phượng này để cung cấp được cho các thánh đồ bằng cỏ tốt (lời của Ðức Chúa Trời), cầu xin Ngài hầu cho mọi thánh đồ nhận lấy được phước lành và ân huệ. Lúc này, mọi thánh đồ chắp tay, quỳ xuống, cúi đầu trong tư thế tin kính mà cầu nguyện. Người cầu nguyện có thể là trưởng lão, truyền đạo sư, chấp sự, có khi đặc biệt thì thánh đồ cũng được. Đối với Hội Thánh có ghế thì cầu nguyện trong tư thế ngồi trên ghế.
6) Tán dương đặc biệt: Hầu cho thờ phượng được ân huệ hơn, nếu có đội thánh ca thì dâng lên một bài ca mới đặc biệt nữa. Ở nơi không có điều kiện thì có thể lược bớt thứ tự này.
7) Giảng đạo: Người giảng đạo cung cấp lời của Ðức Chúa Trời cho các thánh đồ để nhận được ý định của Ðức Chúa Trời và được ân huệ. Giống như khi không ăn cơm, không uống nước thì phần xác chúng ta bị đói kém, nên nếu linh hồn chúng ta không ăn được lời của Ðức Chúa Trời (lương thực linh hồn) thì cũng bị yếu đi, bị mắc bệnh. Thời gian này thật quan trọng.
8) Dâng hiến vật thánh và tán dương: Chúng ta hiến dâng vật thánh, bài ca mới lên Ðức Chúa Trời.
※Trước khi hiến dâng vật thánh và bài ca mới thì người dẫn buổi lễ đọc câu Kinh Thánh liên quan đến vật thánh hiến dâng.
9) Cầu nguyện dâng hiến: Tùy theo hoàn cảnh mà chọn người cầu nguyện dâng hiến giữa người dẫn buổi lễ, trưởng lão, truyền đạo sư, khuyên sư, mà cầu nguyện bằng lời chúc phước và cảm tạ về vật thánh. Lúc này, thánh đồ quỳ xuống và cúi đầu một cách tin kính mà cầu nguyện.
※Trường hợp đặc biệt thì một thánh đồ không chức vụ cầu nguyện cũng được.
10) Giới thiệu thánh đồ mới: Người dẫn buổi lễ giới thiệu thánh đồ mới được dẫn đến lẽ thật trong tuần đó. Và mọi thánh đồ chia sẻ vui mừng, và chào nhau. Khi giới thiệu thánh đồ mới, người dẫn buổi lễ giới thiệu lý lịch tín ngưỡng và quá trình nhận lẽ thật (thánh đồ mới có thể giới thiệu trực tiếp nếu muốn), tên và nơi ở nữa. Mọi thánh đồ cũ chào đón bằng lòng ấm cúng và hướng dẫn thánh đồ mới đến đường lối tốt cho đến khi nào quen thuộc mọi điều Hội Thánh bởi sự yêu thương và sự hầu việc.
11) Thông báo: Người dẫn buổi lễ giới thiệu và thông báo những tin tức tốt lành của Hội Thánh và thánh đồ. Cùng vui mừng khi gặp việc tốt và cùng chia sẻ gánh nặng công việc khó khăn lẫn nhau, nhờ đó xác nhận thảy người nhà đều là một chi thể, và phải đôn đốc tình yêu thương với nhau hơn nữa.
12) Cầu nguyện chúng con mong muốn: Mọi thánh đồ đều cầu nguyện.
13) Cầu nguyện ngẫm nghĩ: Cầu nguyện để mọi thánh đồ giao tiếp với Ðức Chúa Trời trong ngẫm nghĩ, cảm tạ Ngài về buổi lễ thờ phượng, xin được ân huệ và phước lành của Ðức Chúa Trời luôn luôn và đời đời.
14) Tuyên ngôn bế mạc: Người dẫn buổi lễ tuyên bố bế mạc thờ phượng, thông báo giờ hẹn buổi lễ thờ phượng sau, xin hẹn gặp lại.
※Thứ tự của thờ phượng này đều được áp dụng mọi buổi lễ sáng, chiều, tối.
※Thờ phượng Ngày Thứ Ba, ngày Sabát cũng được áp dụng thứ tự này. Các lễ trọng thể khác thì theo “Sách Nghi Thức”.
5. Những vật chuẩn bị cho thờ phượng
1) Kinh Thánh, sách Bài Ca Mới (Khải Huyền 14:3), Khăn trùm đầu (nữ thánh đồ – I Côrinhtô 11:5)
2) Một phần mười của mọi thu nhập trong tuần lễ đó và vật hiến (Malachi 3:7-12, Luca 21:1-4)