1. Khởi nguyên của việc sử dụng thập tự giá
Ðại bộ phận nhà thờ và hội thánh ngày nay sử dụng thập tự giá để tượng trưng cho Ðấng Christ. Nhưng thập tự giá vốn không phải là vật tượng trưng đức tin được sanh ra đầu tiên sau khổ nạn của Ðấng Christ, mà là một hình tượng được sùng bái từ rất lâu giữa tôn giáo dân ngoại. Cho nên, chúng ta phải xác minh xem sử dụng thập tự giá trong nhà thờ và hội thánh là theo Kinh Thánh hay không.
Khởi nguyên của việc sử dụng thập tự giá bắt nguồn từ tư tưởng sùng bái vua Thammu (Tammuz) của người dân Babylôn cổ đại. Họ lấy chữ “T” – chữ cái đầu tiên trong tên của Thammu làm vật tượng trưng cho tín ngưỡng, thời đó trên áo thầy tế lễ có in hình chữ “T”, họ còn dán chữ “T” trước ngực làm bùa hộ mệnh.
Sau đó văn hóa của Babylôn được truyền bá sang Êdíptô, và hình thập tự giá – vật tượng trưng cho tôn giáo Babylôn cũng gây ảnh hưởng đến tôn giáo Êdíptô. Khi xem bức tranh trên mặt bia đá mồ, hay trên mặt bờ tường đền thần Êdíptô, thì thấy hình những thần Êdíptô hay vua đều cầm thập tự giá trong tay. Vả, trong di tích của Amênôphis Ðệ 4 (Amenophis IV) – vua Êdíptô, cũng phát hiện được nhiều thập tự giá được vẽ ra xung quanh mặt trời. Còn trên mặt bia kỷ niệm của Asiri (Assyria), được điêu khắc vua và những quân lính đang chiến đấu quân địch Êdíptô. Trên cổ hay cổ áo của vua và những quân lính trong điêu khắc ấy đều cũng đeo thập tự giá. Vậy, có thể biết rằng khoảng năm 1400 TCN, người ta đã sử dụng hình tượng thập tự giá làm trang sức để tỏ ra tín ngưỡng của họ.
Người La Mã cũng vậy. Trước khi văn hóa của họ được thạnh vượng, họ đã sùng bái thập tự giá này rồi; người La Mã đặt thập tự giá trên mồ mả để làm bùa. Tập tục sùng bái thập tự giá này được truyền lại cho đến sau khi họ dựng nên được một đế quốc cường mạnh. Trên mặt đồng tiền đế quốc La Mã được chế tạo vào năm 46 TCN, được khắc ra chân dung của thần Jupiter cầm vương trượng bằng thập tự giá.
Được xác minh rằng một loại thập tự giá khác mà ngày nay người ta thường biết là “thập tự giá Calvary”, cũng được điêu khắc trên bia mộ cổ đại của xứ Thessaly, Hy Lạp trước khi Ðấng Christ giáng sinh.
Chỉ tham khảo những chứng cớ lịch sử này, chúng ta thấy rõ ràng là thập tự giá đã được sùng bái và thờ lạy giữa các dân ngoại đạo một cách phổ biến trước khi Cơ Ðốc giáo xuất hiện. Ngoài ra, thập tự giá được sử dụng trong việc hành hình giữa dân ngoại đạo; rồi đến thời đại đế quốc La Mã thì nó được trở nên phổ biến đến đỗi họ hành hình Ðức Chúa Jêsus bằng thập tự giá. Sự đóng đinh trên thập tự giá là một hình phạt chấp hành để giết tội phạm hung ác; vậy, chúng ta dễ thấy được tình huống bấy giờ – người ta ghét Ðức Chúa Jêsus đến đỗi thế nào. Việc sử dụng thập tự giá làm biểu tượng cho nhà thờ và hội thánh cho chúng ta thấy sự thật rằng Cơ Ðốc giáo đã biến chất xấu xa đến mức tiếp nhận cả những vật tượng trưng của tôn giáo ngoại đạo; có thể nói rằng đó là hành vi gớm ghiếc gián tiếp dự phần vào hành vi của ma quỉ Satan gây ra cái chết của Ðức Chúa Jêsus.
2. Sử dụng thập tự giá
Trong nhà thờ Thiên Chúa giáo (Catholic) coi thập tự giá là một đối tượng thờ lạy, hoặc trong giáo hội cải cách sử dụng thập tự giá làm vật tượng trưng Ðấng Christ, có nhiều người hiểu lầm rằng thập tự giá đã được sử dụng từ Hội Thánh Sơ Khai. Thế nhưng trong Kinh Thánh không thể tìm thấy bất cứ một ghi chép nào về việc dựng thập tự giá ở trong hội thánh, hoặc dùng thập tự giá để trang trí hội thánh. Theo những ghi chép lịch sử thì thập tự giá xuất hiện trong phòng thờ hay trong nhà thờ vào năm 431 SCN và nó được dựng lên trên nóc nhà thờ vào năm 568 SCN. Vậy, việc thờ lạy và sùng bái thập tự giá là tập tục tôn giáo được nảy sinh sau khi Cơ Ðốc giáo hấp thụ nghi thức tôn giáo của các ngoại đạo.
Chúng ta phải hiểu biết một cách đúng đắn ý nghĩa về “thập tự giá” mà được các sứ đồ chép trong các sách Tân Ước. Ấy không phải để khoe khoang cái khung xử tử tình mà Ðấng Christ đã bị đóng đinh, nhưng là để dạy dỗ chúng ta phải cảm tạ hy sinh mà Đấng Christ đã đổ huyết báu của Ngài để chuộc tội lỗi của chúng ta, và ân huệ Đức Chúa Trời đã ban mà chúng ta không phải trả giá.
Galati 6:14 “Còn như tôi, tôi hẳn chẳng khoe mình, trừ ra khoe về thập tự giá của Ðức Chúa Jêsus Christ chúng ta, bởi thập tự giá ấy, thế gian đối với tôi đã bị đóng đinh, và tôi đối với thế gian cũng vậy!”
I Côrinhtô 1:17-23 “… kẻo thập tự giá của Ðấng Christ ra vô ích. Bởi vì lời giảng về thập tự giá, thì những người hư mất cho là điên dại; song về phần chúng ta, là kẻ được cứu chuộc, thì cho là quyền phép của Ðức Chúa Trời… thì chúng ta giảng Ðấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự, là sự người Giuđa lấy làm gương xấu, dân ngoại cho là rồ dại.”
Quyền phép cứu rỗi của Ðức Chúa Trời không phải được trọn vẹn bởi thập tự giá đâu. Dầu Ðức Chúa Jêsus hy sinh chuộc tội bằng hình thức nào đi chăng nữa thì huyết Ngài là huyết quý báu mà có quyền phép chuộc tội chúng ta.
Êphêsô 1:7 “Ấy là trong Ðấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội, theo sự dư dật của ân điển Ngài.”
Kẻ khoe khoang thập tự giá nói rằng “Nếu không có thập tự giá thì Ðấng Christ cũng không đổ huyết, và cũng không được trọn vẹn sự chuộc tội của sự cứu rỗi, cũng không có sự ứng nghiệm trọn vẹn của lời tiên tri về Ðức Chúa Jêsus – Con Chiên hy sinh đổ huyết; cho nên thập tự giá khiến cho Ðức Chúa Jêsus đổ huyết quý báu ấy, là cái khoe khoang của các Cơ Ðốc nhân, và là tượng trưng của đức tin.”
Tuy nhiên, nếu chủ trương này là thỏa đáng, thì những lý luận vô lý sau cũng phải được công nhận. “Nếu như không có các nhân vật như Giuđa Íchcariốt và người Giuđa – những kẻ định giết Ðức Chúa Jêsus, hoặc quan tổng đốc Philát – kẻ ra lệnh tử hình Ðức Chúa Jêsus trên thập tự giá, thì lời tiên tri của Ðức Chúa Trời – quyền năng của huyết báu sẽ không được ứng nghiệm. Thế nên, họ cũng phải được tôn kính như những người có công trong việc làm ứng nghiệm lời tiên tri của Ðức Chúa Trời, và được trở thành tượng trưng của sự cứu rỗi cùng với thập tự giá.” Thế nhưng, về Giuđa Íchcariốt, Ðức Chúa Jêsus đã phán như sau:
Mác 14:21 “Vì Con người đi, y như lời đã chép về Ngài; song khốn cho kẻ phản Con người! Thà nó chẳng sanh ra thì hơn.”
Thập tự giá chẳng qua là khung hành hình được sử dụng trong đế quốc La Mã bấy giờ, và là một cây bị rủa sả (Galati 3:13) mà thôi. Còn bọn treo Ðức Chúa Jêsus trên thập tự giá (tức cây bị rủa sả) thì chỉ bị đau đớn trong địa ngục đời đời mà thôi.
3. Kiến giải Kinh Thánh về việc sử dụng thập tự giá
Thật ra, sách luật pháp đã cảnh cáo và tiên tri trước về hành vi sử dụng thập tự giá một cách công khai trong các nhà thờ và hội thánh sau hy sinh của Ðấng Christ.
Ngày xưa, dưới sự dẫn dắt của Môise, người dân Ysơraên đang sinh hoạt đồng vắng đã phải rẽ đi đường sa mạc, là đường vòng xa hơn lộ trình xuyên qua xứ Êđôm. Người dân thiếu kiên nhẫn, bắt đầu phàn nàn và lằm bằm nghịch cùng Môise. Cho nên, cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời đã giáng xuống Ysơraên, Ngài sai các con rắn lửa ở sa mạc cắn người dân Ysơraên, và thật nhiều người bị chết, mà lúc này đã có lịch sử làm ra con rắn đồng và treo lên cây sào để cứu những người bị rắn cắn.
Dân Số Ký 21:8-9 “Ðức Giêhôva phán cùng Môise rằng: Hãy làm lấy một con rắn lửa, rồi treo nó trên một cây sào. Nếu ai bị cắn và nhìn nó, thì sẽ được sống. Vậy, Môise làm một con rắn bằng đồng, rồi treo lên một cây sào; nếu người nào đã bị rắn cắn mà nhìn con rắn bằng đồng, thì được sống.”
Con rắn đồng không có năng lực gì để cứu người dân Ysơraên đâu. Nhờ ân huệ của Ðức Chúa Trời, là Đấng đã phán rằng “Nếu ai bị cắn và nhìn nó, thì sẽ được sống.” mà họ mới được sống. Thế nhưng, dân Ysơraên lại thờ lạy và xông hương con rắn đồng ấy cho đến thời đại vua Êxêchia, bởi vì họ rơi vào một niềm tin rất sai lầm rằng con rắn đồng đã cứu họ.
II Các Vua 18:4 “Người phá hủy các nơi cao, đập bể những trụ thờ, đánh hạ các Asêra, và bẻ gãy con rắn đồng mà Môise đã làm; bởi vì cho đến khi ấy dân Ysơraên xông hương cho nó. Người ta gọi hình rắn ấy là Nêhutan.” ※ Nêhutan: miếng đồng
Lịch sử người dân Ysơraên bị con rắn lửa cắn và được sống lại nhờ họ nhìn con rắn đồng là hình bóng bày tỏ ra cho chúng ta – những linh hồn bị chết do rơi vào cám dỗ của ma quỉ Satan, một điều rằng chúng ta cũng được sống lại (nhờ mặc lấy huyết hy sinh) bằng cách nhìn trông Ðức Chúa Jêsus Christ đã đổ huyết báu trên thập tự giá.
Giăng 3:14 “Xưa Môise treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên dường ấy, hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời.”
Giống như bản thân con rắn đồng không có năng lực cứu rỗi cũng không có quyền phép sự sống, thập tự giá mà Ðức Chúa Jêsus gánh vác cũng không có quyền phép sự sống. Chúng ta sống lại là nhờ lời Ðức Chúa Trời đã phán rằng “Người nào nhờ công lao chuộc tội của huyết quý báu của Ðấng Christ thì được sống lại.” Vậy, việc gớm ghiếc của người dân Ysơraên – không nhớ ân huệ của Ðức Chúa Trời mà xông hương con rắn trải qua hơn 1000 năm sau ấy, là hình bóng cho việc gớm ghiếc của các Cơ Ðốc nhân thời đại Tân Ước – quên công lao lớn của huyết Ðấng Christ, tức là quyền năng của Lễ Vượt Qua, mà làm ra thập tự giá – cái khung hành hình Ðấng Christ và thờ lạy.
Ðức Chúa Trời là Ðấng Thánh. Cho nên, chúng ta không được phép làm ra cái gì đó để sánh với Ngài, hay để tỏ ra lòng tôn kính của mình. Chỉ giao ước mới – luật pháp thánh, mới là đường lối duy nhất để thờ lạy Ðức Chúa Trời, và là tượng trưng cho ân huệ sự cứu rỗi.
Phục Truyền Luật Lệ Ký 27:15 “Ðáng rủa sả thay người nào làm tượng chạm hay là tượng đúc, là vật gớm ghiếc cho Ðức Giêhôva, công việc bởi tay người thợ, – dựng nó lên trong nơi kín nhiệm! Cả dân sự phải đáp: Amen!”
Giêrêmi 10:3-5 “Vì thói quen của các dân ấy chỉ là hư không. Người ta đốn cây trong rừng, tay thợ lấy búa mà đẽo; rồi lấy bạc vàng mà trang sức; dùng búa mà đóng đinh vào, đặng khỏi lung lay. Các thần ấy tiện như hình cây chà là, không biết nói, không biết đi, nên phải khiêng. Ðừng sợ các thần ấy, vì không có quyền làm họa hay làm phước.”
Thập tự giá là một hình tượng được tiện như hình cây chà là, mà không thể ban sự cứu rỗi được; thập tự giá này chẳng qua là cây mà được đốn trong rừng, được trang sức bởi tay thợ mà thôi.
4. Thờ lạy tượng Mari
Thiên Chúa giáo cho rằng Mari là mẹ của Ðức Chúa Jêsus – bản thân Ðức Chúa Trời, mà làm ra tượng Mari rồi thờ lạy trước mặt hình tượng đó với biện hộ là kính trọng “Mẹ của Ðức Chúa Trời”. Thoạt đầu, ấy có vẻ là một giáo lý rất tốt để dạy dỗ lòng hiếu thảo của con cái, nhưng trong đó bẫy hầm của ma quỉ Satan đã cài vào để lợi dụng tâm lý của loài người.
Mathiơ 12:46-50 “Khi Ðức Chúa Jêsus còn phán cùng dân chúng, thì mẹ và anh em Ngài đến đứng ngoài, muốn nói cùng Ngài. [Có người thưa cùng Ngài rằng: Ðây nầy mẹ và anh em thầy ở ngoài, muốn nói cùng thầy.] Ngài đáp rằng: Ai là mẹ ta, ai là anh em ta? Ngài giơ tay chỉ các môn đồ mình, mà phán rằng: Nầy là mẹ ta cùng anh em ta! Vì hễ ai làm theo ý muốn Cha ta ở trên trời, thì người đó là anh em, chị em ta, cùng là mẹ ta vậy.”
Mari chẳng qua chỉ là một người nữ trong số muôn vật được tạo dựng, được Ðức Chúa Jêsus lựa chọn để đến thế gian này trong xác thịt loài người. Lý luận rằng vì đã sanh ra Ðức Chúa Trời nên vật thọ tạo đã trở thành “Mẹ của Ðấng Sáng Tạo” là một lý luận không có căn cứ Kinh Thánh. Thật ra, sự sùng bái và thờ lạy hình tượng Mari trong nhà thờ Thiên Chúa giáo bắt nguồn từ tôn giáo Babylôn cổ đại (Babylonia), chứ không từ Hội Thánh Sơ Khai.
Ở Babylôn, có một vua cường bạo, tên là Nimrốt (Nimrod) (Sáng Thế Ký 10:8). Vua này có vợ tên là Semiramis, sử dụng quyền lực lớn ỷ vào sự hỗ trợ của chồng mình. Tuy nhiên, sau khi Nimrốt qua đời, Sermiramis chủ trương rằng Nimrốt trở thành thần mặt trời và đầu thai thành Thammu (Tammuz) – con trai của mình. Sermiramis dụ dỗ và bắt người dân Babylôn phải sùng bái hai mẹ con. Sự sùng bái này khiến cho hình tượng nữ thần Semiramis ẵm con trai mình (Thammu) được chế tác ra, và ngày nay hình tượng này vẫn được phát hiện trong các di tích của Babylôn.
Tư tưởng sùng bái mẫu tử (mẹ con) được truyền khắp các nước cổ đại chịu ảnh hưởng tôn giáo của Babylôn. Ở Ðức, phát triển thành tư tưởng sùng bái nữ thần Hera bế con trai trong lòng, còn ở Ấn Ðộ cũng tìm thấy được di tích nữ thần Indra bế con trai mình. Qua đó, chúng ta có thể đoán được phạm vi truyền bá tư tưởng sùng bái mẫu tử của Babylôn. Ở Êdíptô, người ta thờ lạy nữ thần Isis – nữ thần tương đương với nữ thần Semiramis của nước Babylôn, và con trai của nữ thần này là Horus; và trong các tượng thần được phát hiện ở Êdíptô cũng được khắc hình nữ thần Isis bế con trai Horus.
Những tư tưởng tôn giáo này được truyền đến đế quốc La Mã và được thịnh vượng. Tập tục ngoại đạo này bị ghép vào Cơ Ðốc giáo, và biến dạng thành Mari đồng trinh và Jêsus hài đồng. Vậy, ngoại đạo hóa của Cơ Ðốc giáo là khởi nguyên của sự sùng bái và thờ lạy hình tượng Mari, nên đây là hành vi không tuân theo Kinh Thánh.
Lêvi Ký 26:1 “Các ngươi chớ làm những hình tượng; hoặc hình chạm, hoặc hình đúc; chớ dựng trong xứ mình một hòn đá nào có dạng hình, đặng sấp mình trước mặt hình đó.”
Phục Truyền Luật Lệ Ký 27:15 “Ðáng rủa sả thay người nào làm tượng chạm hay là tượng đúc, là vật gớm ghiếc cho Ðức Giêhôva, công việc bởi tay người thợ, – dựng nó lên trong nơi kín nhiệm!”
Theo sự dạy dỗ Kinh Thánh, tượng Mari là hình tượng, và kẻ nào dựng nên và thờ lạy hình tượng này sẽ không thể nào đi vào Nước Thiên Ðàng, cũng sẽ bị Ðức Chúa Trời rủa sả đời đời.