Sự Cám Dỗ, Sự Thử Thách và Thắng Lợi

Trong cuộc đời đức tin, thỉnh thoảng chúng ta bị mắc phải sự cám dỗ của ma quỉ. Nó làm lòng chúng ta mà đáng lý phải tiến bộ lên trong thế giới linh hồn, bị mắc vào việc thế gian, bị lao vào những điều thuộc về đời thường (thế gian, vật chất, vinh dự, cha mẹ, con cái, việc cãi lẫy, quyền lực, sự ghen tuông, tiền của, chuyện tình, lòng ghen tỵ, thể diện v.v…), để khiến đức tin chúng ta bị lùi lại, bị chìm xuống, khiến chúng ta không được đi vào Nước Thiên Ðàng. Nhưng chúng ta phải thắng lợi trong cuộc chiến tranh với ma quỉ Satan.

 

1. Tại sao chúng ta bị cám dỗ hay bị thử thách?

1) Bởi vì tư dục xui giục mình bị cám dỗ (Giacơ 1:14).

2) Lòng đức tin chúng ta được lớn lên bởi sự vượt qua cám dỗ và thử thách, giống như trẻ em phải bị mắc bệnh sởi một lần trong quá trình lớn lên để trưởng thành.

3) Chúng ta bị cám dỗ cho đến khi Ðức Chúa Trời biết rằng chúng ta có giữ điều răn của Ngài hay không (Phục Truyền Luật Lệ Ký 8:1-2).

 

2. Ma quỉ cám dỗ hay thử thách chúng ta bằng cách nào?

1) Cám dỗ bằng vật chất, khi chúng ta nghèo.

2) Cám dỗ bằng cách khiến chúng ta nghi ngờ về sự sắp đặt của Ðức Chúa Trời.

3) Cám dỗ bằng cách cho chúng ta xem vinh quang và sở hữu của thế gian, khiến chúng ta ham thích những cái của thế gian ấy hơn là tin theo Ðức Chúa Trời.

4) Cám dỗ thông qua sự tôn thờ hình tượng.

5) Cám dỗ bằng cách huy động những người xung quanh chúng ta như cha mẹ, con cái, hàng xóm, họ hàng, vợ, chồng, bạn bè v.v… nhằm làm phát sinh những yếu tố hủy báng sinh hoạt đức tin.

6) Cám dỗ bằng cách lôi cuốn sự chú ý của chúng ta vào của cải, vật chất, khiến chúng ta sốt sắng tích lũy vật chất để rồi lơ là trong việc hầu việc Ðức Chúa Trời.

7) Cám dỗ bằng tin lành giả dối mà làm cho chúng ta nghi ngờ về lẽ thật.

8) Cám dỗ bằng cách dùng bạo lực, đe dọa và ngăn cản đường đi đến Ðức Chúa Trời.

9) Cám dỗ bằng cách gây ra sự xích mích và mâu thuẫn giữa anh em đức tin, xui khiến ghen ghét nhau, bất hòa nhau để không được trở thành một thân thể. Ðây là một sự cám dỗ, thử thách nghiêm trọng nhất.

 

3. Kẻ thù ma quỉ cám dỗ thánh đồ để làm gì?

Bằng mọi sự cám dỗ, nó xui khiến chúng ta phạm tội để phản bội Ðức Chúa Trời, để bị lầm đường, cuối cùng lôi cuốn chúng ta theo đuổi nó. Nói cách khác, sự cám dỗ là một cạm bẫy của ma quỉ Satan để phá diệt linh hồn chúng ta, mà kéo theo đến địa ngục. Ma quỉ là kẻ thù chúng ta, nó lấy sự diệt vong linh hồn chúng ta làm sự vui mừng nhất của nó.

 

4. Chúng ta chiến thắng mọi sự cám dỗ ấy bằng cách nào?

1) Phải chiến thắng bằng cách gắng sức cầu nguyện (Mathiơ 26:41).

2) Phải chiến thắng bằng cách dựng nên đức tin đứng vững chắc (Êphêsô 6:16). Ðức tin vững chắc vừa là vũ khí thắng được ma quỉ vừa là nguồn sức lực thắng lợi thế gian (I Giăng 5:4).

3) Phải chiến thắng bằng cách chống đối lại nó bởi lời Ðức Chúa Trời (Mathiơ 4:2-11).

4) Phải chiến thắng bằng cách nhịn nhục (Giacơ 1:2-4).

5) Ðức Chúa Trời chẳng hề để chúng ta bị cám dỗ quá sức (I Côrinhtô 10:13).

6) Phải chiến thắng bằng cách càng bị cám dỗ và thử thách thì càng nương cậy vào Ðức Chúa Trời.

7) Phải chiến thắng bằng cách mặc lấy mọi khí giới của Ðức Chúa Trời (Êphêsô 6:13).

8) Đức Chúa Trời cứu chữa những người tin kính khỏi cơn cám dỗ (II Phierơ 2:9).

9) Càng bị cám dỗ khiến cho ghen ghét các anh chị em trong đức tin, chúng ta càng phải có tấm lòng yêu thương anh chị em hơn nữa thì lúc ấy ma quỉ mới lui đi.

 

5. Phước lành được nhận sau khi thắng mọi cám dỗ và thử thách là gì?

1) Đức Chúa Trời làm cho chúng ta trọn vẹn (I Phierơ 5:10).

2) Đức Chúa Trời làm cho chúng ta vững vàng (I Phierơ 5:10).

3) Đức Chúa Trời thêm sức cho chúng ta (I Phierơ 5:10).

4) Đức Chúa Trời làm cho chúng ta được kiên cường (Bản dịch 2011 I Phierơ 5:10).

5) Sự thử thách đức tin sanh ra sự nhịn nhục (Giacơ 1:3).

6) Nhận lãnh mão triều thiên của sự sống (Giacơ 1:12).

7) Nhân cách đức tin chúng ta được trọn lành toàn vẹn (Giacơ 1:4).

8) Ma quỉ Satan bỏ đi (Mathiơ 4:11).

9) Thiên sứ đến gần mà hầu việc cho (Mathiơ 4:11).

 

6. Những tổ tiên đức tin đã thắng lợi mọi sự cám dỗ và thử thách

1) Ðức Chúa Jêsus

Sau khi không ăn không uống 40 ngày đêm, Ðức Chúa Jêsus bị ma quỉ cám dỗ 3 điều, những điều ấy tỏ rõ cho chúng ta biết trước về quá trình thử thách mà chúng ta sẽ phải trải qua khi tin và theo Ðức Chúa Jêsus. Sự cám dỗ đầu tiên nhằm vào điểm yếu nhất của loài người, đó là thử thách về việc ăn. Nhưng Ngài đã thắng sự cám dỗ đầu tiên ấy bằng lời rằng “Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Ðức Chúa Trời.” Sự cám dỗ thứ nhì là bị giục lòng muốn thử quyền năng Ðức Chúa Trời. Ðức Chúa Jêsus chống lại và thắng được bằng lời “Ngươi đừng thử Chúa, là Ðức Chúa Trời ngươi.” Sự cám dỗ thứ ba là ma quỉ hứa sẽ ban cho Ngài sự giàu có và vinh quang của thế gian nếu Ngài chịu thờ lạy nó. Ðức Chúa Jêsus đã đẩy lùi được ma quỉ bằng lời “Ngươi phải thờ phượng Chúa là Ðức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi.” Sự việc Ðức Chúa Jêsus bị cám dỗ nhưng thắng lợi mọi điều đó, làm gương cho chúng ta rằng chúng ta có thể chiến thắng được mọi cám dỗ và phải thắng lợi nữa (Mathiơ 4:1-11).

 

2) Ápraham

Ápraham đã định để lại mọi sở hữu cho con trai là Ysác – đứa con trai mà ông nhận lãnh được khi tròn 100 tuổi. Tuy nhiên, Ðức Chúa Trời đã chỉ thị Ápraham phải dâng Ysác là con trai một mà ông yêu dấu hơn bản thân mình, làm của lễ. Lúc ấy, Ápraham không phàn nàn nghịch cùng Ðức Chúa Trời – Ðấng phán dặn ông phải nộp thứ quý báu nhất. Ngược lại, Ápraham tin cậy vào lời hứa rằng Ngài sẽ làm cho dòng dõi mình thêm nhiều như các ngôi sao đến đỗi không đếm được; Ápraham vâng theo ý Ðức Chúa Trời, và tỏ cho Ngài thấy rằng mình yêu mến Ðức Chúa Trời hơn con trai duy nhất của mình, nên Ápraham đã thắng lợi được thử thách và nhận lãnh được phước lành thật lớn lao – được gọi là tổ tiên của đức tin (Sáng Thế Ký 22:5).

 

3) Gióp

Bởi bị thử thách, Gióp đã mất toàn bộ tài sản, mọi con cái đều bị giết chết, thậm chí toàn thân người cũng bị đầy ung độc từ đỉnh đầu cho đến móng chân. Thậm chí, kể cả vợ Gióp và bạn bè cũng nói Gióp rằng “Hãy phỉ báng Ðức Chúa Trời, và chết đi!” Tuy nhiên, Gióp giữ lòng đức tin bằng nhịn nhục, thắng trong cuộc thử thách. Cuối cùng, Gióp được cứu khỏi mọi sự khốn nạn, được phước tài sản thêm lên gấp bội, lại sanh con trai đẹp, con gái xinh nhiều hơn trước, nên Gióp vừa hầu việc Ðức Chúa Trời vừa sống trong phước lành đầy tràn hơn, hạnh phúc hơn trước (Gióp 42:10-17).

 

4) Sứ đồ Phaolô

Trong quá trình truyền đạo Tin Lành của Ðức Chúa Trời, sứ đồ Phaolô đã năm lần bị đánh roi, mỗi lần thiếu một roi đầy bốn chục; bị ném đá đến hôn mê; ở trong biển sâu một ngày một đêm; lại nhiều lần đi đường thì bị nguy trong sông bến, nguy với trộm cướp, nguy trong các thành, nguy với giữa dân mình, nguy với dân ngoại, nguy trong các đồng vắng, nguy với anh em giả dối; chịu khó nhọc, lắm lúc thức đêm, chịu đói khát, thường khi phải nhịn ăn, chịu lạnh và lõa lồ. Mặc dù trải qua vô vàn sự cám dỗ của ma quỉ hòng phương hại Tin Lành, nhưng sứ đồ Phaolô vẫn giữ gìn lòng đức tin và không chấm dứt công việc truyền đạo Tin Lành, thực hiện sứ mạng cho đến cuối cùng, cho nên người nhận lãnh được Nước Thiên Ðàng mà mão triều thiên của sự công bình được sắm sẵn cho người (II Côrinhtô 11:23-28).

 

5) Sađơrắc, Mêsác, Abếtnêgô

Ba người bạn của Ðaniên là Sađơrắc, Mêsác, Abếtnêgô bị hăm dọa sẽ bị quăng vào lò lửa hực nếu không thờ lạy trước hình tượng. Nhưng ba người không hề thờ lạy hình tượng cho đến cùng và giữ được đức tin nên dù bị ném vào lò lửa hực nóng cháy hơn gấp bảy lần bình thường, thì họ cũng đã được cứu rỗi hoàn toàn, chẳng có một sợi tóc nào bị sém, mùi lửa cũng chẳng qua trên họ. Điều ấy khiến cho Nêbucátnếtsa – vua Babylôn, và các đại thần của vua đều ngạc nhiên và ăn năn về việc làm của mình. Không chỉ vậy, Sađơrắc, Mêsác và Abếtnêgô được thăng chức cao hơn trước đây (Ðaniên 3:1-30).

 

6) Giôsuê, Calép

Khi Môise sai 12 người đi do thám xứ Canaan, mười người quên lời hứa của Ðức Chúa Trời và không giữ đức tin, nên đã lan truyền cho người Ysơraên một báo cáo xấu về xứ họ đã đi do thám. Họ phao phản xứ mình đã do thám, nói rằng “Kẻ địch hình vóc cao, còn chúng tôi như con cào cào, làm sao thắng họ được?” Khi cả hội chúng Ysơraên và dân sự nghe lời báo cáo ấy thì cất tiếng la lên, khóc lóc theo, và phàn nàn. Nhưng lúc đó, Giôsuê và Calép lại nói rằng “Ðức Chúa Trời ở cùng chúng ta! Vì Đức Chúa Trời giúp đỡ chúng ta, nên dân đó sẽ là đồ nuôi chúng ta.” Hai người nỗ lực hết sức hầu cho dân sự đang nghi ngờ năng lực của Ðức Chúa Trời và rơi vào sự thử thách, được hiểu biết quyền năng Ðức Chúa Trời. Giôsuê và Calép đã thắng lợi được thử thách nghi ngờ năng lực Ðức Chúa Trời, nên đã nhận lãnh phước lành được đi vào xứ Canaan (Dân Số Ký 13:1-14:38).

 

7) Môise

Với tư cách là con nuôi của công chúa Pharaôn nước Êdíptô, Môise có thể lên ngôi vua của Êdíptô được. Nhưng, thay vì vinh hiển thế gian chỉ tồn tại tạm thời rồi bị hư mất ấy, Môise đã bằng lòng lựa chọn chịu đau đớn chốc lát cùng với người dân Ðức Chúa Trời để nhận lãnh được vinh quang của Nước Thiên Ðàng vĩnh cửu. Vậy, Môise thắng lợi cám dỗ và thử thách về quyền thế thế gian.

 

8) Ðaniên

Mỗi ngày Ðaniên cầu nguyện 3 lần – buổi sáng, trưa, và chiều, quỳ gối nơi cửa sổ hướng về thành Giêrusalem. Kẻ địch xung quanh Ðaniên lập âm mưu để cắt đứt giao thông giữa Ðaniên với Ðức Chúa Trời và đánh đổ người. Mặc dù đã biết âm mưu ấy, nhưng Ðaniên lại càng cầu nguyện lên Ðức Chúa Trời tận tình và hết sức hơn nữa, nên Ðaniên đã được Đức Chúa Trời bảo hộ và cứu rỗi khỏi các con sư tử đói bụng trong hang sư tử, nhờ đó Đaniên đã làm chứng về vinh hiển của Ðức Chúa Trời trước mặt nhiều người.

Thắng lợi của Ðaniên là kết quả của đức tin không ngừng thực tiễn luật lệ và phép tắc trọn vẹn của Ðức Chúa Trời kể cả trong khi bị hăm dọa về sinh mạng mình nữa (Ðaniên 6:1-28).