Có một điều răn quan trọng không thiếu được dành cho các thánh đồ chân thật muốn có một cuộc sống đức tin hướng mục tiêu về Nước Thiên Ðàng, đó là ngày Sabát – ngày thứ bảy. Ngày nay, nhiều người dùng môi miệng mà nói rằng “Chúng tôi tin Ðức Chúa Trời và làm theo những lời dạy trong Kinh Thánh.” Nhưng thật ra, họ đi theo con đường giả dối, quay mặt đi với những lời dạy đúng đắn của Kinh Thánh, thậm chí không biết ngày Sabát là ngày nào.
Ðức Chúa Trời thật là Ðấng rất thánh và chí thánh. Ngài yêu thương chúng ta, và để cứu rỗi chúng ta, Ngài chẳng tiếc sức mình hay sự hy sinh gì cả. Như vậy, có phải điều răn của Ðức Chúa Trời chính là kết quả của tình yêu thương lớn lao Ngài dành cho chúng ta không? Chối bỏ điều răn của Ðức Chúa Trời đời đời như vậy tức là chối bỏ chính Ngài. Ma quỉ Satan luôn cám dỗ linh hồn chúng ta vào con đường trái ngược với Ðức Chúa Trời. Nó chủ trương những học thuyết tương phản với Kinh Thánh; đưa ra sự di truyền và truyền thống của loài người, luôn đề cao những truyền khẩu của loài người, xui khiến người ta coi trọng truyền thống hơn lời của Ðức Chúa Trời. Hơn nữa, nó còn hạ cấp bậc lời của Đức Chúa Trời, khiến cho các thánh đồ chân thật làm theo lời của Đức Chúa Trời bị quy là đoàn thể kỳ quặc hoặc những người chẳng ra gì.
Những ai yêu Ðức Chúa Trời thì cũng yêu điều răn (điều lệ) của Ngài (Giăng 14:15). Mặc dù bây giờ là thời đại tối tăm đang phớt lờ lẽ thật, nhưng chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng ánh sáng chói lọi của lẽ thật sẽ đẩy lùi bóng tối, cũng như Ðức Chúa Trời chẳng hề dập tắt một ngọn đèn trong chi phái Ðavít. Trong các lẽ thật có quyền phép phơi bày được chính thể của ma quỉ Satan, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu về điều răn ngày Sabát theo thứ tự:
Thứ nhất là về nguồn gốc ngày Sabát, thứ hai là phước lành nhận được khi giữ ngày Sabát và sự nguyền rủa khi chối bỏ, thứ ba là lời hứa rất thánh của Ðức Chúa Trời trong ngày Sabát. Chúng ta hãy coi trọng lời dạy dỗ thật quý báu của Ðức Chúa Trời để nhận lãnh niềm vui được trở thành một với Ðức Chúa Trời và được đi lên Nước Thiên Ðàng bởi việc vâng lời của Ngài.
1. Nguồn gốc ngày Sabát
Ngày Sabát có nghĩa là “ngày nghỉ ngơi”; là ngày thứ bảy mà Ðức Chúa Trời nghỉ mọi công việc sáng tạo sau sáu ngày công việc tạo ra trời đất và muôn vật. Ðức Chúa Trời ban phước cho ngày thứ bảy ấy, và làm cho ngày ấy được nên thánh. Ðức Chúa Trời lấy ngày Sabát làm ngày kỷ niệm quyền năng của Ðấng Sáng Tạo và lập làm ngày thánh (Sáng Thế Ký 2:1-3).
Chúng ta phải biết rằng ngày Sabát mà chúng ta phải giữ gìn được nên thánh ấy bắt nguồn từ công việc sáng tạo muôn vật. Trong đó, ẩn chứa một lời hứa thật quý giá của Ðức Chúa Trời – ấy là sự bày tỏ trước lời tiên tri rằng đến khi ý định của Ngài được hoàn tất trọn vẹn ở thế gian này, thì các thánh đồ được cứu rỗi sẽ đi vào sự nghỉ ngơi đời đời mà Ðức Chúa Trời sắm sẵn. Bây giờ, để đi vào sự nghỉ ngơi đời đời mà chúng ta đang mong đợi, chúng ta phải yêu quý và giữ ngày Sabát một cách rất thánh – là biểu tượng về sự nghỉ ngơi đời đời mà đã được cho phép ở thế gian này (Xuất Êdíptô Ký 20:8).
2. Ngày Sabát trong Kinh Thánh là Thứ bảy chứ không phải Chủ nhật
Ngày thứ bảy mà Ðức Chúa Trời nghỉ ngơi sau khi hoàn tất hết công việc sáng tạo của Ngài là Thứ bảy. Tuy nhiều nhà thờ và hội thánh ngày nay thờ phượng Chủ nhật do họ tưởng lầm Chủ nhật là ngày Sabát; nhưng thông qua những bằng chứng lịch sử hay Kinh Thánh, chúng ta có thể biết được sự thật rằng ngày Sabát mà Ðức Chúa Trời phán dặn là Thứ bảy chứ không phải Chủ nhật.
Ðể khẳng định một cách chính xác hơn nữa về sự thật này, đầu tiên chúng ta cần biết rằng ngày Ðức Chúa Jêsus phục sinh là Chủ nhật – ngày đã được chứng minh và khảo sát bằng các bằng chứng lịch sử.
1) Bằng chứng trong Kinh Thánh rằng ngày Sabát là Thứ bảy
Mác – người chép Tin Lành đã chứng tỏ rõ trong sách Tin Lành một sự thật rằng ngày Sabát là Thứ bảy.
Mác 16:9 “Vả, Ðức Chúa Jêsus đã sống lại buổi sớm mai ngày thứ nhứt trong tuần lễ, thì trước hết hiện ra cho Mari Mađơlen, là người mà Ngài đã trừ cho khỏi bảy quỷ dữ.” Và bản dịch “Good News Bible” viết là “Sau khi Ðức Chúa Jêsus sống lại lúc sáng sớm ngày Chủ nhật, Ngài xuất hiện trước Mari Mađơlen đầu tiên…” (Bản dịch Good News Bible Mác 16:9).
Như chúng ta thấy ở câu trên, “ngày thứ nhất trong tuần lễ” và “Chủ nhật” là một. Hay nói cách khác, ngày thứ nhất trong tuần lễ là Chủ nhật thì ngày thứ bảy trong tuần lễ – tức ngày Sabát phải là Thứ bảy! Vì vậy, chúng ta có thể biết rõ sự thật rằng ngày Sabát mà Kinh Thánh nói đến là Thứ bảy chứ không phải Chủ nhật.
Luca – người chép Tin Lành, cũng chỉ ra rõ ràng rằng sự Ðức Chúa Jêsus sống lại (Lễ Phục Sinh) là sự việc đã xảy ra trong “ngày đầu tiên của tuần” (Chủ nhật).
Luca 24:1-8 “Ngày thứ nhứt trong tuần lễ, khi mờ sáng, các người đàn bà ấy lấy thuốc thơm đã sửa soạn đem đến mồ Ngài. Họ thấy hòn đá đã lăn ra khỏi cửa mồ; nhưng, bước vào, không thấy xác Ðức Chúa Jêsus… Ngài không ở đây đâu, song Ngài đã sống lại.”
Trong bản dịch “Good News Bible” thì “ngày thứ nhứt trong tuần lễ” ở câu trên được mô tả là “Chủ nhật”.
“Very early on Sunday morning”
“Sáng sớm vào Chủ nhật” (Bản dịch Good News Bible Luca 24:1-)
Những nội dung trên đưa ra kết luận rõ ràng rằng “Ngày Sabát trong Kinh Thánh là Thứ bảy chứ không phải Chủ nhật.”
2) Bằng chứng trong Sử Hội Thánh rằng ngày Sabát là Thứ bảy
Hiện nay trên thế giới có nhiều nhà thờ và hội thánh giữ thờ phượng Chủ nhật. Trong số đó, nhà thờ Thiên Chúa giáo đã sớm thừa nhận rằng “Ngày Sabát trong Kinh Thánh là Thứ bảy chứ không phải Chủ nhật.” và một số quyển sách lịch sử của giáo hội cải cách cũng chỉ ra rõ ràng rằng thờ phượng Chủ nhật mà đại đa số các hội thánh ngày nay giữ có nguồn gốc chính thức vào năm 321 SCN, khi Constantine – hoàng đế của đế quốc La Mã ra sắc lệnh “Chủ nhật – ngày đầu tiên trong tuần, là ngày thờ phượng và là ngày nghỉ.” Hãy xác minh sự thật này qua những bằng chứng lịch sử sau đây để chúng ta có trí phân biệt biết đi theo con đường của lẽ thật một cách ngay thẳng.
Không cần đề cập đến những điều khác, mỗi Cơ Ðốc nhân chúng ta đều bắt buộc phải thánh hóa Chủ nhật và giữ ngày này khỏi những việc làm thế gian không cần thiết, đúng không? Chẳng phải thờ phượng ngày này là việc làm thiêng liêng nhất của chúng ta sao? Nhưng nếu đọc Kinh Thánh từ Sáng Thế Ký cho đến Khải Huyền, chúng ta không tìm ra được một dòng nào cho phép sự thánh hóa Chủ nhật. Kinh Thánh bắt buộc phải thờ phượng Thứ bảy – ngày mà chúng ta không bao giờ thánh hóa.
Ý nghĩa quan trọng nhất của chính sách này là việc ban hành pháp lệnh quy định Chủ nhật là ngày thờ phượng vào năm 321. Pháp lệnh này là một sự công nhận tính bình đẳng giữa ngày của Chúa với ngày lễ của ngoại đạo, sự đặc thù của nó được tỏ ra bằng sự nghỉ việc vào Chủ nhật. Tuy ngày này (Chủ nhật) không mang tên gọi nào của Cơ Đốc giáo, nhưng chỉ được mô tả đơn thuần là ngày mừng đáng tôn kính, và về điều này không người ngoại đạo nào có thể phản đối được.
Mặc dù các giáo hội cải cách – một phân nhánh ra từ Thiên Chúa giáo, biết rõ sự thật lịch sử rằng Chủ nhật không bắt nguồn từ Kinh Thánh, nhưng họ cứ khăng khăng rằng thờ phượng Chủ nhật được căn cứ từ Kinh Thánh. Một quyển sách của Thiên Chúa giáo có tên là “The Faith of Millions (Ðức tin của Hàng triệu người)” đã chỉ trích rằng “Chủ nhật là chế độ do Thiên Chúa giáo lập ra, cho nên thật là vô lý khi các giáo hội cải cách cứ giữ thờ phượng Chủ nhật do Thiên Chúa giáo lập ra chứ không giữ ngày Sabát theo Kinh Thánh, mà lại chủ trương rằng phơi bày những việc làm sai trái và giả dối của Thiên Chúa giáo để biện hộ cho sự cải cách tôn giáo của mình.”
Nhưng bởi vì Thứ bảy, chứ không phải là Chủ nhật, đã được nói rõ trong Kinh Thánh rồi, nên thật là khó hiểu khi những người tự xưng rằng mình tuân theo Kinh Thánh, chứ không thuộc Thiên Chúa giáo lại thờ phượng Chủ nhật thay vì Thứ bảy. Thật mâu thuẫn! Nhưng thật ra điều này đã trở nên thói quen phổ biến vào khoảng 15 thế kỷ trước khi đạo Tin Lành ra đời rồi. Họ (đạo Tin Lành) vẫn tiếp tục giữ theo thói quen này, mặc dù Chủ nhật dựa trên quyền lực Thiên Chúa giáo chứ không dựa vào minh chứng trong Kinh Thánh. Sự thờ phượng này vẫn còn lưu lại như là một vật kỷ niệm của Hội Thánh Mẹ mà từ đó các giáo phái không thuộc Thiên Chúa giáo đã tách ra. Ấy giống như một đứa trẻ bỏ nhà đi nhưng vẫn giữ một tấm ảnh hay một nắm tóc của mẹ nó trong ví.
3. Ý định Ðức Chúa Trời trong ngày Sabát
Ngày Sabát là ngày thánh và là ngày ban phước để kỷ niệm uy quyền của Ðấng Sáng Tạo vĩ đại. Xét về mặt linh hồn thì ngày này là ngày thật chí thánh, nên Ðức Chúa Trời lập ngày Sabát làm một dấu đời đời giữa Ngài và người dân của Ngài, để thiên hạ biết rằng Ðức Chúa Trời làm cho họ nên thánh.
Xuất Êdíptô Ký 31:13-14 “Phần ngươi hãy nói cùng dân Ysơraên rằng: Nhứt là các ngươi hãy giữ ngày sabát ta, vì là một dấu giữa ta và các ngươi, trải qua mọi đời, để thiên hạ biết rằng ta, là Ðức Giêhôva, làm cho các ngươi nên thánh. Vậy, hãy giữ ngày sabát, vì là một ngày thánh cho các ngươi. Kẻ nào phạm đến ngày đó, phải bị xử tử…”
Ðức Chúa Trời yêu quý ngày Sabát biết bao! Chính Ngài đã viết lời này “Hãy nhớ ngày nghỉ (ngày Sabát) đặng làm nên ngày thánh!” (Xuất Êdíptô Ký 20:8) – điều răn thứ tư trên bảng đá Mười Ðiều Răn. Và, Ðức Chúa Trời cũng bày tỏ ý định dõng dạc của Ngài trong ngày Sabát bằng lời “Kẻ nào phạm đến ngày đó (ngày Sabát), phải bị xử tử.” (Xuất Êdíptô Ký 31:14).
Vì vậy, điều răn ngày Sabát là một mạng lịnh tuyệt đối đến đỗi những ai coi thường thì bị xử tử. Và ngày này cũng chứa đựng lòng yêu thương và ân huệ tràn đầy của Ðức Chúa Trời. Sự sốt sắng của Ðức Chúa Trời – Ðấng làm cho trọn vẹn quan phòng sáng tạo linh hồn thông qua công việc sáng tạo thế giới thấy được, khiến cho chúng ta có sự tôn kính. Ðức Chúa Trời vẫn khiến cho chúng ta được nên thánh, sáng tạo chúng ta được nên mới. Ngài dựng nên chúng ta được trở thành những vật mới trong Ðấng Christ (II Côrinhtô 5:17). Ðức Chúa Trời chẳng tiếc sức lực đổ máu vì chúng ta, chẳng bao giờ nghỉ ngơi dầu ngay cả trong đêm khuya khoắt khi mọi người đã ngủ say. Ngài dốc hết tâm huyết thắm thiết như vậy để phán cho chúng ta rằng “Hãy nhớ ngày Sabát đặng làm nên ngày thánh.” để dẫn chúng ta đến sự nghỉ ngơi ở Nước Thiên Ðàng vĩnh cửu.
Mạng lịnh ngày Sabát của Ngài không phải bởi ép buộc hay độc đoán. Trái lại, ấy giống như là lòng yêu thương của cha mẹ nuôi dưỡng con cái mình khỏe mạnh, bắt con cái mình uống thuốc bổ. Ðể đổ mọi phước lành thuộc về Nước Thiên Ðàng cho chúng ta, là con cái yếu đuối của Ngài, Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta ngày Sabát. Vậy mà có ai dám từ chối giữ ngày Sabát được? Kẻ nào từ chối ngày Sabát thì đáng bị Ðức Chúa Trời xét đoán, kẻ nào tuyên truyền rằng không cần giữ ngày ấy thì chắc chắn không thể tránh khỏi hình phạt địa ngục được.
Chúng ta yêu mến Ðức Chúa Trời. Chính vì thế, chúng ta cũng yêu mến lời phán của Ðức Chúa Trời nữa. Chúng ta hãy tìm hiểu kỹ lưỡng hơn nữa về giáo huấn ngày Sabát.
Êsai 56:1-7 “Ðức Giêhôva phán như vầy: Hãy giữ điều chánh trực, và làm sự công bình; vì sự cứu rỗi của ta gần đến, sự công bình của ta sắp được bày tỏ. Phước thay cho người làm điều đó, và con người cầm vững sự đó, giữ ngày Sabát đặng đừng làm ô uế, cấm tay mình không làm một điều ác nào!… Các người dân ngoại về cùng Ðức Giêhôva, đặng hầu việc Ngài, đặng yêu mến danh Ðức Giêhôva, đặng làm tôi tớ Ngài; tức là hết thảy những kẻ giữ ngày Sabát cho khỏi làm ô uế, và cầm vững lời giao ước ta, thì ta sẽ đem họ lên trên núi thánh ta, làm cho họ vui mừng trong nhà cầu nguyện ta.”
Thông qua sách tiên tri Êsai, chúng ta cũng biết được rằng Ðức Chúa Trời đã phán dặn chúng ta phải giữ ngày Sabát để giữ linh hồn mình không bị ô uế, Ngài cũng làm chứng rằng người nào cầm vững ngày Sabát chính là người có phước. Thậm chí, Ngài hứa rằng nếu giữ ngày Sabát thì dầu là người dân ngoại, Ðức Chúa Trời cũng sẽ dẫn người ấy đến núi thánh của Ngài, và ban cho sự vui mừng trong nhà đẹp đẽ và vĩnh cửu của Ðức Chúa Trời nữa. Lời hứa phước lành thay! Vì sự phước lành rực rỡ tương lai ấy, Ðức Chúa Trời đã phán dặn rằng “Hãy nhớ ngày Sabát đặng làm nên ngày thánh.” (Xuất Êdíptô Ký 20:8).
4. Ðức Chúa Jêsus và các thánh đồ thời đại Tân Ước cũng giữ ngày Sabát
Luật lệ ngày Sabát quý báu như thế, Ðức Chúa Jêsus cũng giữ và kỷ niệm rất thánh.
Luca 4:16 “Ðức Chúa Jêsus đến thành Naxarét, là nơi dưỡng dục Ngài. Theo thói quen, nhằm ngày Sabát, Ngài vào nhà hội, đứng dậy và đọc.”
Ðức Chúa Jêsus cũng thừa nhận ngày Sabát là luật lệ thiêng liêng, cho nên Ngài giữ ngày Sabát “theo thói quen của Ngài”. Vả lại, Ngài tuyên bố ngày Sabát là ngày của Ðức Chúa Jêsus – Chúa linh hồn chúng ta, rằng “Vì Con Người là Chúa ngày Sabát.” (Mathiơ 12:8), và dạy chúng ta ý nghĩa thật của ngày Sabát ấy. Ngày Sabát là ngày của Ðức Chúa Jêsus, là ngày quyền năng của Ðức Chúa Trời Đấng Sáng Tạo. Thế nhưng, Chủ nhật là ngày gì? Ấy là ngày sùng bái thần mặt trời bắt nguồn từ tà đạo thần mặt trời. Chúng ta phải biết rõ ràng điều này, giương cao ngọn cờ đức tin vào lời Ðức Chúa Trời và phải nhờ cậy vào lời ấy.
Các môn đồ theo Ðức Chúa Jêsus, cũng giữ ngày Sabát rất thánh. Mỗi ngày Sabát, các môn đồ đều nhóm hiệp thánh mà cầu nguyện, học đi học lại lời Ðức Chúa Jêsus, và lấy lời của Ngài làm lương thực cho linh hồn mình.
Công Vụ Các Sứ Ðồ 18:4 “Hễ đến ngày Sabát, thì Phaolô giảng luận trong nhà hội, khuyên dỗ người Giuđa và người Gờréc.”
Công Vụ Các Sứ Ðồ 17:2-3 “Phaolô tới nhà hội theo thói quen mình, và trong ba ngày Sabát biện luận với họ, lấy Kinh Thánh cắt nghĩa và giải tỏ tường về Ðấng Christ phải chịu thương khó, rồi từ kẻ chết sống lại. Người nói rằng Ðấng Christ nầy, tức là Ðức Chúa Jêsus mà ta rao truyền cho các ngươi.” Được chép vậy rồi, nên ngày Sabát rõ ràng là ngày thánh của Đức Chúa Trời vượt qua thời đại và lịch sử.
Nếu chúng ta có đức tin vào Ðức Chúa Trời và thật trông mong Nước Thiên Ðàng, thì chúng ta phải trở thành người dân của Ðức Chúa Trời biết vâng phục lời phán của Ngài một cách tuyệt đối, và giữ ngày Sabát nên thánh theo bước chân đi trước của Ðức Chúa Jêsus.
5. Những kẻ che khuất sự sáng – là bọn cứ phạm ngày Sabát (Thứ bảy) mà chủ trương thờ phượng Chủ nhật
Trong Kinh Thánh chẳng có một dòng, một chữ nào dạy chúng ta phải giữ thờ phượng Chủ nhật. Bọn phủ nhận ngày Sabát và dạy rằng thờ phượng Chủ nhật là sự dạy dỗ bắt nguồn từ Kinh Thánh, chính là những kẻ làm gian ác.
Nêhêmi 13:17 “Bấy giờ tôi quở trách các người tước vị Giuđa, mà rằng: Việc xấu xa các người làm đây là chi, mà làm cho ô uế ngày Sabát?” Đức Chúa Trời tuyên bố một cách cương quyết rằng sự làm cho ô uế ngày Sabát chính là hành vi làm “việc xấu xa”.
Ma quỉ Satan là kẻ luôn luôn cám dỗ những người dân rất mong muốn giữ gìn ngày Sabát của Ðức Chúa Trời, khiến họ không thể giữ ngày Sabát. Ma quỉ Satan luôn luôn dỗ dành, xui khiến thánh đồ lãng quên ngày Sabát, quay lưng với lời của Ðức Chúa Trời rằng “Hãy nhớ ngày Sabát đặng làm nên ngày thánh.” Vì thế, nó khiến thánh đồ coi thường sự tôn nghiêm của Ðức Chúa Trời, nó khiến cho các thánh đồ làm ô uế ngày Sabát để ly gián người dân với Ðức Chúa Trời.
Êxêchiên 20:12-13 “Ta cũng cho chúng nó những ngày sabát ta làm một dấu giữa ta và chúng nó, đặng chúng nó biết rằng ta là Ðức Giêhôva biệt chúng nó ra thánh. Nhưng nhà Ysơraên nổi loạn nghịch cùng ta trong đồng vắng. Chúng nó không noi theo lệ luật ta, khinh bỏ mạng lịnh ta, là điều nếu người ta làm theo thì được sống bởi nó, và phạm các ngày sabát ta nặng lắm. Bấy giờ ta nói ta sẽ đổ cơn giận ta trên chúng nó trong đồng vắng, đặng diệt hết đi.”
Thông qua đấng tiên tri Êxêchiên, Ðức Chúa Trời cho biết trước rằng cơn thạnh nộ của Ngài sẽ đổ trên đầu bọn miệt thị luật pháp Ðức Chúa Trời, bọn không vâng giữ luật lệ mà phạm đến ngày Sabát.
Êxêchiên 20:24 “Vì chúng nó không vâng làm mạng lịnh ta, nhưng đã bỏ lệ luật ta, đã phạm những ngày sabát ta, và mắt chúng nó đã hướng về các thần tượng của tổ phụ mình.”
Nếu chối bỏ, miệt thị luật pháp và mạng lịnh mà Ngài ban cho để được sống thì ấy là hành vi tự lựa chọn đường đến sự chết đời đời, là việc tự chuốc lấy hồ lửa địa ngục. Lời tiên tri trên là lời cảnh cáo nghiêm ngặt mà Ðức Chúa Trời đã phán cho những kẻ bỏ ngày Sabát. Hỡi anh chị em yêu dấu! Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta ngày Sabát là luật lệ nhờ đó được sống. Vậy mà làm sao chúng ta – những người có đức tin vào Ðức Chúa Trời lại dám khinh miệt luật pháp và điều răn của Ngài được? Tà thần dỗ dành chúng ta không giữ lời Ðức Chúa Trời là ma quỉ Satan.
Theo lời tiên tri Kinh Thánh thì vinh quang chí thánh của Ðức Chúa Trời bị ô uế bởi những kẻ không giữ ngày Sabát. Làm ô uế vinh quang Ðức Chúa Trời mà lại cầu nguyện lên Ðức Chúa Trời, ấy là việc không thể được. Cho nên, Kinh Thánh nói rằng kẻ tiên tri giả ghét luật pháp Ðức Chúa Trời, và cũng ghét ngày Sabát nữa.
Êxêchiên 22:26 “Các thầy tế lễ nó phạm luật pháp ta, và làm dơ vật thánh ta; chẳng phân biệt cái gì là thánh, cái gì là tục; chẳng khiến người ta phân biệt cái gì là ô uế, cái gì là tinh sạch; nhắm mắt chẳng xem các ngày sabát ta, và ta (Ðức Chúa Trời) bị nói phạm giữa chúng nó (những kẻ không giữ ngày Sabát).”
Êxêchiên 22:27 “Các quan trưởng (những người lãnh đạo) ở giữa nó (những kẻ không giữ ngày Sabát) giống như muông sói xé mồi, chỉ lo làm đổ máu, làm mất linh hồn, để được lợi bất nghĩa.” Ðã được chép vậy, ấy thật ra là lời tiên tri mà Ðức Chúa Jêsus cảnh cáo và đã được ứng nghiệm.
Mathiơ 7:15 “Hãy coi chừng tiên tri giả, là những kẻ mang lốt chiên đến cùng các ngươi, song bề trong thật là muông sói hay cắn xé.”
Kẻ tiên tri giả ấy là ai? Khi so sánh hai lời tiên tri trong sách Êxêchiên và Mathiơ, thì thấy rằng kẻ tiên tri giả chẳng phải là bọn lãnh đạo không giữ ngày Sabát mà tự xưng rằng tin vào Ðức Chúa Trời hay sao? Dầu ma quỉ Satan ẩn giấu chính thể của bọn chúng dưới sự giả mạo rằng tin vào Đức Chúa Trời, nhưng bọn chúng cũng không thể tránh khỏi mắt tiên tri. Vậy, đối với những kẻ quay lưng với luật lệ của Ðức Chúa Trời – luật lệ mà bởi đó chúng ta được sống, thì Ðức Chúa Trời ban cho bọn chúng một luật lệ mà bởi đó chẳng được sống, ấy chính là luật lệ Chủ nhật mà đang được thi hành vào ngày nay.
Êxêchiên 20:25-26 “Ta (Ðức Chúa Trời) cũng ban cho chúng nó (những kẻ không giữ ngày Sabát) những luật lệ chẳng lành, và mạng lịnh mà bởi đó chúng nó không được sống… hầu ta làm cho chúng nó ra hoang vu, đến nỗi chúng nó biết rằng ta là Ðức Giêhôva.”
Ngày nay, bọn khinh bỉ và từ chối ngày Sabát (Thứ bảy) thì lại giữ Chủ nhật. Khi nhìn điều này chúng ta biết được rằng thờ phượng Chủ nhật là luật lệ chẳng làm sống được. Người vâng phục lời Ðức Chúa Trời thì được phước lành và kể cả sự sống đời đời nữa. Ngược lại, ngoan cố phạm nghịch, cố chấp sự giả dối thì bị diệt vong. Luật lệ chẳng lành bởi đó không được sống là cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời đổ xuống cho kẻ không vâng phục, còn luật lệ ngày Sabát bởi đó được sống là sự chúc phước và là món quà mà Ðức Chúa Trời ban cho những người vâng phục luật lệ Ðức Chúa Trời. Chúng ta đang sống ở thời đại cuối cùng này, phải phân biệt thiện và ác một cách khôn ngoan để dự phần vào phước lành Nước Thiên Ðàng và đi vào sự nghỉ ngơi đời đời được sắm sẵn.
6. Sự chữa chối của kẻ giữ Chủ nhật (Chúa nhật)
Mặc dù biết rõ rằng trong Kinh Thánh không có một dòng, một câu nào nói về thờ phượng Chủ nhật, nhưng có kẻ cố gắng chủ trương chữa chối rằng trong Kinh Thánh có thờ phượng Chủ nhật. Bây giờ chúng ta hãy xem chủ trương của họ là gì.
1) Có người nói rằng “Sau thời Ðức Chúa Jêsus, ngày Sabát được thay đổi thành Chủ nhật, bởi vì ngày Đức Chúa Jêsus phục sinh là Chủ nhật, và Lễ Ngũ Tuần – ngày Thánh Linh giáng lâm cũng là Chủ nhật.” Chủ trương áp đặt như vậy giống như một kẻ cố chấp rằng vì sinh nhật của mình là Chủ nhật cho nên sinh nhật của cha cũng phải được thay đổi thành Chủ nhật.
Lễ Phục Sinh là ngày mà chúng ta kỷ niệm sự phục sinh của Ðức Chúa Jêsus, còn ngày Sabát là ngày mà chúng ta kỷ niệm quyền năng sáng tạo của Ðức Chúa Trời. Vậy nên, hai ngày lễ này có ý nghĩa kỷ niệm hoàn toàn khác nhau. Và Lễ Ngũ Tuần là ngày các sứ đồ giữ để kỷ niệm Thánh Linh giáng lâm, nhưng bọn họ lấy cớ Lễ Ngũ Tuần để hợp lý hóa thờ phượng Chủ nhật mà lại không giữ Lễ Ngũ Tuần! Gớm ghiếc thay! Ngoài ngày Sabát ra, Ðức Chúa Trời lập ra 7 lễ trọng thể nữa là: Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men, Lễ Phục Sinh (Lễ Trái Ðầu Mùa), Lễ Ngũ Tuần (Lễ Bảy Tuần Lễ), Lễ Kèn Thổi, Ngày (Ðại) Lễ Chuộc Tội, Lễ Lều Tạm, mà mỗi lễ trọng thể có ý nghĩa kỷ niệm khác nhau (Lêvi Ký 23:1-44, Mathiơ 26:17, Công Vụ Các Sứ Ðồ 2:1, Giăng 7:2). Và Ðức Chúa Jêsus phán rằng Ngài đến không phải để phá, song để làm cho trọn luật pháp và lời tiên tri, và trước khi trời đất chưa qua đi thì một chấm một nét trong luật pháp cũng không qua đi được (Mathiơ 5:17). Cho nên, Kinh Thánh phán rằng nếu kẻ nào bớt điều gì dù là một điều cực nhỏ trong luật pháp, thì Ðức Chúa Trời sẽ cất lấy phần họ về thành thánh – Nước Thiên Ðàng (Khải Huyền 22:19).
2) Có người nói rằng câu “Ngày thứ nhứt trong tuần lễ, chúng ta đang nhóm lại để bẻ bánh.” (Công Vụ Các Sứ Ðồ 20:7) là ghi chép về thờ phượng Chủ nhật (Chúa nhật) của ngày nay. Nhưng câu trên là ghi chép về sự giữ lễ trọng thể Lễ Phục Sinh mà được giữ giữa Lễ Bánh Không Men được ghi chép ở câu 6 và Lễ Ngũ Tuần được ghi chép ở câu 16.
Lễ Bánh Không Men – một ngày sau Lễ Vượt Qua (Lêvi Ký 23:6), là ngày kỷ niệm sự hoạn nạn của Ðức Chúa Jêsus trên thập tự giá. Lễ Phục Sinh – ngày hôm sau ngày Sabát đến đầu tiên sau khi giữ Lễ Bánh Không Men, là ngày kỷ niệm sự phục sinh của Ðức Chúa Jêsus. Lễ Vượt Qua trong Cựu Ước được giữ bởi việc giết chiên con (Xuất Êdíptô Ký 12:5-14). Thế nhưng, Ðức Chúa Jêsus và các sứ đồ Ngài giữ Lễ Vượt Qua bằng bánh và rượu nho biểu tượng cho thân thể và huyết của Ðức Chúa Jêsus – Chiên Con Lễ Vượt Qua (I Côrinhtô 5:7, Luca 22:7-20). Lời tiên tri về Lễ Bánh Không Men – lễ kỷ niệm sự hoạn nạn khi ra khỏi xứ Êdíptô (Xuất Êdíptô Ký 12:17, Phục Truyền Luật Lệ Ký 16:3), được ứng nghiệm trọn vẹn bởi sự hoạn nạn của Ðức Chúa Jêsus trên thập tự giá (Mathiơ 26:27, Mathiơ 27:1-50).
Và lời tiên tri về Lễ Trái Ðầu Mùa (Lêvi Ký 23:10-14) – ngày đầu tiên (Chủ nhật) sau Sabát thứ nhất sau khi giữ Lễ Bánh Không Men, được ứng nghiệm trọn vẹn bởi sự phục sinh của Ðức Chúa Jêsus – Trái Ðầu Mùa của những kẻ ngủ (I Côrinhtô 15:20, Mathiơ 28:1). Lời tiên tri về Lễ Bảy Tuần Lễ (Lêvi Ký 23:15-16) – ngày thứ 50 sau Lễ Trái Ðầu Mùa, được ứng nghiệm trọn vẹn bởi Lễ Ngũ Tuần – ngày thứ 50 sau Lễ Phục Sinh (Công Vụ Các Sứ Ðồ 1:1-2:1).
Mọi lễ trọng thể trong Cựu Ước được định ra tùy theo công việc của Môise và được ứng nghiệm trọn vẹn bởi Ðức Chúa Jêsus Christ (Hêbơrơ 3:1-6).
3) Có người nói rằng câu “Cứ ngày đầu tuần lễ, mỗi một người trong anh em khá tùy sức mình chắt lót được bao nhiêu thì để dành tại nhà mình, hầu cho khỏi đợi khi tôi đến rồi mới góp.” trong I Côrinhtô 16:2 có nghĩa là góp tiền vào lễ thờ phượng Chủ nhật (Chúa nhật) của ngày nay. Tuy nhiên, việc góp tiền này là quyên góp đặc biệt để giúp đỡ Hội Thánh Giêrusalem (Tham khảo: Bản dịch TEV).
Lời này để khuyên thánh đồ Côrinhtô chuẩn bị sẵn tiền quyên góp mà họ đã hứa trước một cách tự nguyện, bảo họ phải để dành riêng tiền mà mình chắt lót được từ ngày đầu tuần, bởi nếu như khi sứ đồ Phaolô đến thành Côrinhtô mà lúc ấy các thánh đồ cuống cuồng chuẩn bị tiền quyên góp thì ấy không phải là tự nguyện mà là miễn cưỡng (II Côrinhtô 9:1-5). Vả lại, qua câu “Cứ ngày đầu tuần lễ, mỗi một người trong anh em khá tùy sức mình chắt lót được bao nhiêu thì để dành tại nhà mình”, chúng ta biết được rằng vào ngày đầu tuần – Chủ nhật, thánh đồ phải làm việc để chắt lót chứ không phải thờ phượng.
4) Có người giải nghĩa rằng biểu hiện “ngày của Chúa” trong Khải Huyền 1:10 là để chỉ ra thờ phượng Chủ nhật của ngày nay. Thế mà, Chúa chúng ta là Ðức Giêhôva hay Ðức Chúa Jêsus có lần nào đã phán rằng “Chủ nhật là ngày của Ta!” không? Giêhôva Ðức Chúa Trời phán rằng ngày Sabát (tức là ngày thứ bảy – Thứ bảy) là “ngày Sabát Ta” (Êxêchiên 20:12). Còn Ðức Chúa Jêsus cũng phán rằng “Con Người (Ðức Chúa Jêsus) là Chúa của ngày Sabát.” (Mác 2:28). Cho nên, rõ ràng rằng ngày của Chúa là để chỉ ra ngày Sabát.
7. Thái độ tín ngưỡng của chúng ta về thờ phượng ngày Sabát
1) Ngày Sabát phải được đặt lên trên hết mọi điều thế gian bởi vì chúng ta được Ðức Chúa Trời ban phước.
Ngày Sabát là ngày phước lành và là thời gian giao tiếp dành cho thánh đồ. Nếu không có phước lành của Ðức Chúa Trời, cuộc sống chúng ta nghèo khổ, đau đớn, bất hạnh thay! Ðể làm cho đau khổ ấy thành vui vẻ, nỗi đau đớn thành lành mạnh, bất hạnh thành hạnh phúc, Ðức Chúa Trời đã chuẩn bị một phước lành rồi. Ấy là ngày Sabát! Các anh chị em sẽ lựa chọn điều gì, sự phước lành hay sự rủa sả? Tất nhiên, mọi người chúng ta đều mong muốn cuộc sống đầy hạnh phúc, an nghỉ, vui vẻ và hy vọng. Nếu các anh chị em mong muốn như thế thì hãy giữ ngày Sabát được nên thánh. Các anh chị em sẽ được phước dồi dào. Ðừng làm việc ngu dại là phạm ngày Sabát dù việc gấp xảy ra. Việc không giữ Ngày Sabát vì việc thế gian là hành vi từ chối sự phước lành của Ðức Chúa Trời.
Chúng ta là tội nhân. Nhưng Ðấng khiến cho tội nhân chúng ta được nên công bình là Ðức Chúa Trời. Bởi sự chết và nhờ sự đổ huyết báu của Ðức Chúa Jêsus, chúng ta mới được buông tha từ tội lỗi. Vì chúng ta, Ðức Chúa Trời để dành ngày Sabát. Vậy nên, ngày Sabát phải được ưu tiên hơn hết, chúng ta phải coi trọng và giữ ngày Sabát trước tiên.
2) Ma quỉ Satan luôn luôn dỗ dành khiến cho chúng ta không giữ Sabát.
Ma quỉ Satan là ác thần đã làm trái nghịch ý muốn của Ðức Chúa Trời và cám dỗ loài người từ buổi sáng thế. Ma quỉ Satan luôn gây ra mọi trở ngại và những điều kiện bất lợi cho cuộc sống đức tin để xui khiến chúng ta làm trái nghịch ý muốn của Ðức Chúa Trời. Nó loan những tin đồn giả mạo, dùng mọi lừa phỉnh dỗ xảo trá. Bởi các nội dung này, nó khiến tâm linh chúng ta đau đớn và đau khổ, dụ dỗ mãnh liệt hơn nữa khiến cho chúng ta muốn thoát ra khỏi đau đớn này dù là một chốc một lát hơn là muốn giữ lời của Đức Chúa Trời, rồi sau đó nó khiến cho chúng ta phản bội Đức Chúa Trời, làm trái ý muốn của Ngài và dễ dàng từ bỏ lẽ thật. Để rồi nó cướp hết thảy mọi phước lành mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta, lôi kéo chúng ta vào sự hủy diệt đời đời. Đó chính là thủ đoạn thường làm của ma quỉ Satan.
Trong nhiều thế kỷ qua, với thủ đoạn này mà ma quỉ Satan đã dẫn vô số linh hồn đến sự chết và địa ngục đời đời rồi. Còn bây giờ, nó dùng nhiều biện pháp đa dạng hơn nữa khiến cho ý chí, tinh thần và đức tin của chúng ta yếu đi, khiến chúng ta không thể đứng vững trong đức tin. Chúng ta đấu tranh với ma quỉ Satan để giữ lẽ thật. Nhưng chiến tranh này không phải là địch với thịt và huyết mà là địch với tà thần dữ ác ở các miền trên trời. Cách duy nhất để thắng trận này không có gì ngoài việc dựa vào Ðức Chúa Trời – Ðấng duy nhất mạnh hơn các tà thần dữ ác, mà lấy lời của Ngài làm vũ khí mà thôi.
Việc chúng ta vâng phục lời Ðức Chúa Trời và làm theo, ấy là bí quyết chiến thắng ở trận chiến phần linh hồn. Ngược lại, nếu không làm được như thế thì tự chuốc lấy sự thất bại ở trận tranh đấu linh hồn này. Chúng ta phải thắng được trận chiến này. Bởi vì, sau khi chúng ta đánh thắng ma quỉ Satan ở thế gian, mọi phước lành Ðức Chúa Trời để dành mới thuộc về chúng ta. Giống như trao cho người chiến thắng đội mão nguyệt quế, Ðức Chúa Trời cũng ban cho chúng ta mão triều thiên chiến thắng đời đời khi chúng ta đánh thắng ma quỉ Satan.
Từ bây giờ, chúng ta phải biết những lời lừa phỉnh dỗ hay dối trá mà ma quỉ Satan dùng để ngăn cản chúng ta giữ ngày Sabát. Bởi vì nếu không biết thì chúng ta sẽ dễ dàng phản bội Ðức Chúa Trời.
(1) Loại hình cản trở rằng “Có nhiều nhà thờ, hội thánh được thế gian nhận định, tại sao lại đi Hội Thánh nhỏ bé chẳng có tên gì như vậy? Thà đi hội thánh lớn, chứ đừng đi Hội Thánh nhỏ bé đó.”
Giải thích) Ðương thời Ðức Chúa Jêsus Sơ Lâm, giáo Giuđa có nhà hội lớn và nhiều tín đồ theo. Ở giáo Giuđa, những nhà lãnh đạo tôn giáo như người Pharisi, người Sađusê, thầy thông giáo là những người được dân chúng ngợi khen và tôn trọng. Tuy nhiên, họ lại chính là những kẻ xúi giục việc đóng đinh Ðức Chúa Jêsus. Ðức Chúa Jêsus đã tỏ ra chính thể của họ, trách mắng nghiêm khắc rằng họ là “con cái của rắn lục (rắn = ma quỉ)”, và quở trách rằng họ không thể tránh khỏi sự đoán phạt nơi địa ngục (Mathiơ 23:33). Hậu quả của họ – những kẻ có nhà hội lớn, danh tiếng và được khen ở thế gian ấy, đã ra sao? Chỉ là sự đoán phạt của địa ngục đời đời để dành cho họ mà thôi.
Tuy nhiên, mặc dù chẳng có mấy thánh đồ của Hội Thánh lẽ thật nhóm họp và thờ phượng ở phòng cao hèn mọn của Mác, nhưng sự cứu rỗi và Nước Thiên Ðàng đã được hứa hẹn, và theo như hứa hẹn ấy, họ đã được nhận lãnh rồi.
Giáo Giuđa lúc bấy giờ là một tôn giáo được phổ biến và đại chúng hóa, còn Hội Thánh lẽ thật theo Ðức Chúa Jêsus thì chẳng qua là một đạo gì đó mà chẳng được danh tiếng và bị người ta coi khinh. Nhưng lẽ thật được chứa đựng trong sự bình phàm. Ðức Chúa Jêsus không lấy diện tích nhà hội, số người theo, hay danh tiếng thế gian làm thước đo sự cứu rỗi đâu. Dù bị coi như là bình phàm, hèn hạ, bề ngoài đáng khinh bỉ nhưng Ðức Chúa Jêsus dẫn mọi người sống vì lẽ thật đến sự cứu rỗi.
Khi Ðức Chúa Trời bày ra lẽ thật ở thời đại nào thì trong lẽ thật chứa đựng nhiều phần không hiểu được bằng kiến thức thông thường của thời đại ấy. Sự hiểu ra và biết đến “phần không hiểu được bằng kiến thức thông thường” chính là sự khai sáng. Chúng ta không thể mang ách chung với kẻ không được khai sáng. Nếu chúng ta suy nghĩ như họ, làm như họ thì làm sao được gọi là người khai sáng – là người hiểu ra lẽ thật? Người hiểu ra lẽ thật phải làm hành động hiểu ra lẽ thật. Nếu ai vẫn nản lòng hay bị ngã tâm bởi điều kiện hay bầu không khí xung quanh thì người đó là kẻ chưa hiểu ra, chưa được khai sáng. Người nào hiểu ra lẽ thật thì phải có lòng đức tin vững chắc như vầng đá cũng như bản thân Ðức Chúa Jêsus là Vầng Ðá. Nếu bỏ lẽ thật mà lấy sự giả dối khi bị kẻ xung quanh bắt bớ, thì ấy không phải là đức tin.
Nước Thiên Ðàng là nơi người có lòng đức tin mới được đi vào. Cho nên, lẽ thật không phải là cái phụ thuộc vào việc suy xét của kẻ đời này. Người nào thật sự muốn tìm kiếm lẽ thật thì phải theo suy xét của Ðức Chúa Trời. Ấy là đường lối khôn ngoan để tìm kiếm được Hội Thánh lẽ thật.
(2) Loại hình cản trở rằng “Mọi nhà thờ và hội thánh ở thế gian này đều giữ thờ phượng Chủ nhật mà Hội Thánh này giữ thờ phượng ngày Sabát! Hội Thánh này chắc chắn là đạo dối! Ðừng đi Hội Thánh đó!”
Giải thích) Hầu như mọi người đều có thói quen ích kỷ muốn bảo vệ lập trường và nhận xét của mình là phải. Theo thiên văn học ngày xưa thì trái đất này là một vật thể chẳng hề vận động mà được cố định, và mặt trời chạy từ phía Đông đến phía Tây xung quanh trái đất. Thật ra mặt trời không chạy xung quanh trái đất mà ngược lại trái đất chạy xung quanh mặt trời. Mặc dù vậy, đối với kẻ ích kỷ lấy mình làm trung tâm của mọi việc, thì sự vận động này như thể là mặt trời chạy xung quanh trái đất. Lẽ thật này được chứng minh trong thuyết nhật tâm bởi những ông Coperinicus, Bruno và Galileo. Thuyết nhật tâm này phá bỏ kiến thức thông thường sai lầm lúc bấy giờ và làm sáng tỏ ra lẽ thật của ngành thiên văn học. Nhưng đa số dân chúng thời đại ấy không tin chủ trương của Galileo. Thậm chí, những kẻ ngu muội lúc ấy nhận xét học thuyết của ông ấy bằng kiến thức chưa khai sáng, đưa ông ấy ra tòa tôn giáo để buộc tội dị giáo chủ trương mê tín, giả dối. Ông bị buộc tội là đã lan ra tiếng đồn giả dối, gây náo loạn khiến cho dư luận dân chúng bất ổn, và bị gán cho tội danh là dị giáo, tội nặng nhất lúc bấy giờ.
Cuối cùng, ông Galileo bị gọi vào tòa án dị giáo, do các linh mục Thiên Chúa giáo chấp hành. Trong tòa án dị giáo ấy, các linh mục Thiên Chúa giáo ép buộc ông Galileo phải phủ định “thuyết nhật tâm” (trái đất quay xung quanh mặt trời) của mình. Bởi vì, theo kiến thức thông thường của họ: Giả sử trái đất vận động thì đương nhiên nước trong chậu phải bị đổ xuống, người đứng phải bị quay lộn đầu xuống đất, cái bàn trên nền bị văng lên trên trần nhà rồi lại bị rơi xuống nền v.v… Cho nên, các linh mục thẩm vấn cho rằng học thuyết của Galileo là chủ trương của người điên khùng, nên đã ép buộc ông lật lại lý thuyết của mình. Lòng ông thật buồn bã khi bị ra tòa. Khi bị ép buộc phải phủ định lẽ thật và sự thật, ông nghĩ đến những cảnh thê thảm sau khi kết thúc tòa án, cuối cùng ông phủ định lý thuyết của mình trước mặt những người dự tòa. Trong nội tòa im lặng, tòa án tuyên án vô tội vì ông phủ định lý thuyết mình. Ông vừa ra khỏi tòa vừa tự nhủ khe khẽ “Dầu vậy, trái đất vẫn quay.” Đúng vậy! Lẽ thật là lẽ thật, mặc dù đang bị che khuất bởi kiến thức thông thường ngu muội thời đại ấy.
Thờ phượng Chủ nhật cũng vậy. Người ta cứ suy nghĩ thông thường rằng vào Chủ nhật thì đi nhà thờ. Trong việc tìm kiếm lẽ thật, nếu chúng ta suy nghĩ theo tập quán thì không thể nào tìm ra được lẽ thật. Mọi lẽ thật tín ngưỡng mà Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta phải dựa vào chỉ riêng Kinh Thánh thì mới được tìm ra và được phán đoán một cách đúng đắn. Vậy, thờ phượng ngày Sabát thật là lẽ thật Kinh Thánh.
Vậy thì đạo dối mà Kinh Thánh nói tới là gì? Việc không vâng phục theo lời Kinh Thánh, ấy chính là đạo dối. Vậy thì, Kinh Thánh đoán xét bên nào là đạo dối, thờ phượng Chủ nhật hay ngày Sabát? Kinh Thánh quy định việc không làm theo lời Kinh Thánh và thờ phượng Chủ nhật là đạo dối. Thế nhưng, giống như những kẻ thời đại ngu muội ấy buộc tội oan cho ông Galileo, hiện nay nhiều người cứ cho rằng đạo nào có giáo lý khác với mình thì là đạo dối. Thật đáng tồi! Tiêu chuẩn để phán đoán lẽ thật là Ðức Chúa Trời và là Kinh Thánh, chứ không phải là ý kiến của một cá nhân hay tập thể. Giống như những kẻ lãnh đạo thời đại xưa đã đối đãi Ðức Chúa Jêsus ra là đạo dối (Công Vụ Các Sứ Ðồ 24:5), cả đến ngày nay, tuy lẽ thật đã được bày ra nhưng nhiều người cứ cho rằng lẽ thật sự cứu rỗi là đạo dối. Nhưng chính ngày hôm nay lẽ thật vẫn không ngừng đi đường lẽ thật của mình.
(3) Loại hình hủy báng rằng “Số người giữ thờ phượng Chủ nhật thì nhiều, mà số người giữ ngày Sabát (Thứ bảy) thì ít. Theo nguyên tắc chủ nghĩa dân chủ, thì chẳng phải nơi nhiều người đi chính là nơi có lẽ thật hay sao? Cho nên, chẳng phải nơi giữ ngày Sabát ấy có thể là giả dối hay sao?”
Giải thích) Kinh Thánh dạy chúng ta rằng sự cứu rỗi không phụ thuộc vào số nhiều hay số ít.
I Samuên 14:6 “… vì Ðức Giêhôva khiến cho số ít người được thắng cũng như số đông người vậy.”
Mathiơ 7:13-14 “Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều. Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít.”
Luca 12:32 “Hỡi bầy nhỏ, đừng sợ chi; vì Cha các ngươi đã bằng lòng cho các ngươi nước thiên đàng.”
Mọi lời trên đều dạy dỗ rằng số người được cứu rỗi là ít chứ không nhiều, và ở thời đại bất lương này cũng chỉ có ít người cố gắng hết sức để tìm kiếm lẽ thật và được cứu rỗi mà thôi.
Sự cứu rỗi không tùy thuộc vào số tín đồ nhiều hay ít, mà lại phụ thuộc vào sự chúng ta vâng theo lẽ thật hay không. Vì vậy, suy nghĩ cho rằng “Hội thánh có số người đông hơn là hội thánh lẽ thật.” là ý kiến không theo Kinh Thánh. Nếu dựa theo số tín đồ mà phân biệt thì Kinh Thánh dạy cho chúng ta rằng Hội Thánh có số tín đồ ít lại là Hội Thánh lẽ thật.
(4) Loại hình hủy báng bằng cách tạo ra các loại hoàn cảnh bất tiện mà nói rằng “Hội Thánh giữ ngày Sabát thì ở xa! Hãy đi hội thánh giữ Chủ nhật ở gần nhà!”
Giải thích) Trong một gia đình hạnh phúc có một bé trai. Một hôm, bé trai ấy bị đau răng mà khóc, chạy đến mẹ xin chữa lành răng đau. Ở gần nhà có một bệnh viện mắt quy mô lớn. Mẹ của bé trai ấy xử lý sao? Vì gần và lớn nên mẹ của bé trai đó há mang con mình đi bệnh viện mắt đó chăng? Hay, dù xa nhưng đi bệnh viện nha khoa chăng?
Dù là nội dung có thể phán đoán một cách dễ dàng, thế mà đôi khi chúng ta bị hôn mê mà quên mất con đường ngay thẳng. Nếu rơi vào tình huống tuyệt vọng bị mắc bệnh không thể chữa được, thì các anh chị em há chẳng đi đến người có thể chữa trị được bệnh ấy dầu người ấy ở xa tận cùng đất chăng? Người nào tìm kiếm lẽ thật thì không phàn nàn về sự xa cách hay hoàn cảnh, bởi vì đối với họ bản thân lẽ thật trọng yếu hơn. Họ sẽ chiến thắng mọi khó khăn bởi một điều, đó là sự vui mừng đã tìm kiếm được lẽ thật mà nhờ đó dự phần vào vinh hiển Nước Thiên Ðàng.
3) Chúng ta phải giữ ngày Sabát như thế nào?
(1) Một ngày trước ngày Sabát được gọi là ngày sắm sửa.
Cho đến ngày sắm sửa thì chúng ta cần phải kết thúc mọi công việc riêng tư mà phải làm trong ngày Sabát, nếu không thì công việc thể xác gây trở ngại cho việc giữ ngày Sabát.
Giăng 4:24 “Ðức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy.”
Người đã kết thúc sẵn trước mọi công việc thế gian, có thể dự bàn thờ thiêng liêng bằng lòng hòa bình. Nhưng người để lại công việc phải làm, thì dầu thể xác đã đến Hội Thánh rồi nhưng tâm linh thì không thoải mái và cứ bị mắc vào những việc còn lại. Hơn nữa người đó sẽ cảm thấy việc thế gian còn lại là quan trọng hơn thờ phượng ngày Sabát, và trong khi mình không nhận ra thì cũng là lúc tấm lòng dần dần bị xa cách với Ðức Chúa Trời. Chúng ta phải chú ý về điểm này, đến ngày sắm sửa thì phải kiểm tra xem có những yếu tố hay công việc còn lại gây trở ngại cho việc giữ ngày Sabát không, nếu có thì phải giải quyết trước những công việc ấy và giữ ngày Sabát một cách thiêng liêng.
(2) Thờ phượng ngày Sabát phải được giữ trong bầu không khí trịnh trọng và im ả.
Ngày Sabát thật là ngày thánh, là ngày rất phước lành. Tuy nhiên, trong giờ thờ phượng được cử hành bằng tâm thần và lẽ thật, thỉnh thoảng có tiếng ồn của trẻ em hay tiếng khóc của em bé. Mọi đôi mắt người thờ phượng tập trung đến họ. Ðôi khi những tín đồ yếu đức tin thì sẽ bị chán nản bởi điều đó, còn người mẹ của em bé ấy không tập trung vào lời giảng ân huệ mà mất hết thời gian phước lành để dỗ dành em bé.
Trong lúc này chúng ta phải làm sao? Chúng ta bằng tấm lòng vui mừng mà đến Hội Thánh để được phước lành. Tuy nhiên, nếu chúng ta trở về bằng tấm lòng chán nản, không thoải mái thì mối quan hệ giữa các anh chị em sẽ không tốt thay! Nói như vậy không phải là để cấm dắt theo em bé đến Hội Thánh. Ðức Chúa Jêsus cũng rất yêu thương trẻ em. Cho nên, khi dạy dỗ môn đồ, Ngài đã dùng nhiều lời ví dụ về trẻ em.
Mác 10:14 “… Hãy để con trẻ đến cùng ta, đừng cấm chúng nó; vì nước Ðức Chúa Trời thuộc về những kẻ giống như con trẻ ấy.”
Vậy thì, chúng ta phải thờ phượng trịnh trọng Ðức Chúa Jêsus – Ðấng yêu thương trẻ em, như thế nào? Chúng ta phải dạy dỗ trước cho các trẻ em là “Hội Thánh là nơi các thánh đồ thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật.” và “Giờ thờ phượng thì phải im lặng.”
“Ðức tin đến bởi sự người ta nghe.” (Rôma 10:17). Mặc dù chỉ là trẻ em, nhưng nếu được giáo huấn bởi mẹ thì được học tập lòng tôn kính thờ phượng Ðức Chúa Trời. Khi Ðức Chúa Trời thấy trẻ em và cha mẹ như vậy thì Ngài sẽ yêu thương và đẹp lòng biết bao!
(3) Phải giữ thờ phượng đúng giờ.
Bởi vì đang sống ở một xã hội bận rộn, nên thỉnh thoảng có những thánh đồ không thể giữ đúng giờ thờ phượng mà đến trễ 5 hay 10 phút. Tất nhiên, tôi cũng muốn tin ấy là vì công việc bất khả kháng.
Vào ngày lễ cưới, cô dâu không đến được đúng giờ đã hẹn. Lễ cưới bị chậm trễ, thời gian cứ trôi qua. Vì thế, ngày vui mừng nhất trong đời lại bị trở nên ngày ảm đạm. Chú rể phấp phỏng chờ đợi, lời oán trách của khách mời, chủ lễ căng thẳng, thời gian có giới hạn. Trong tình huống này, lòng dạ mọi người dự lễ cưới sẽ không vui, khó chịu.
Ngày Sabát là thời gian gặp gỡ Ðức Chúa Trời – Ðấng cai trị cả vũ trụ. Khi chúng ta có cơ hội gặp một tổng thống của một nước trên trái đất này cũng phải đi đến chỗ đã hẹn trước 1 tiếng, hay ít nhất 20-30 phút, mà chờ đợi. Huống chi, gặp Ðức Chúa Trời – là Vua của mọi vua! Thời gian được gặp Ðức Chúa Trời và được nhận phước lành quý báu hơn thời gian gặp tổng thống thay! Chúng ta phải sắm sửa mọi việc và tuân thủ thời gian thờ phượng. Có thể có một vài lần bị chậm trễ, nhưng không nên tiếp tục để việc chậm trễ trở thành thói quen, bị mãn tính hóa.
Trong ví dụ về 10 người nữ đồng trinh (Mathiơ 25:1-13), sau khi cánh cửa Nước Thiên Ðàng bị đóng, năm người nữ đồng trinh dại đã kêu la “Hỡi Chúa, xin mở cho chúng tôi!”. Nhưng Ðức Chúa Jêsus đã đáp “Ta không biết các ngươi đâu!” để cảnh báo nghiêm khắc những người không chuẩn bị. Chúng ta phải yêu mến mọi điều răn Ðức Chúa Trời đã phán dặn và vâng theo chứ không phải chỉ riêng vấn đề thời gian.
(4) Ngày Sabát là ngày thực hiện yêu thương anh chị em.
Ngày Sabát là thời gian gặp gỡ giữa các anh chị em đức tin mà không được gặp trong tuần vừa qua. Thế mà khi thấy mấy anh chị em đi về ngay sau khi thờ phượng kết thúc thì thật buồn. Không gặp nhau trong một tuần, nên có nhiều lời nói chuyện và hỏi thăm, phải không? Có thể hỏi về lời Kinh Thánh hay nói chuyện về những việc xảy ra một tuần vừa qua và cũng cầu xin cho anh em bằng lòng chân thật.
Ðể có lòng yêu thương giữa anh chị em, thì có mấy điều chúng ta nên chú ý đến.
① Ðừng nên khoe khoang bản thân mình, ấy là lòng kiêu ngạo.
② Hãy khoan dung, che chở lỗi lầm của anh chị em.
③ Ðừng nên nói những lời không ân huệ, nên nói những lời gây dựng được lòng ân đức.
④ Hãy vui vẻ tươi cười chào hỏi anh chị em, chứ không nên đối xử bằng mặt u tối.
⑤ Địa vực trưởng và khu vực trưởng phải phụng sự bằng lòng tận tình, ân cần để coi sóc bầy chiên mà Ðức Chúa Trời đã giao phó cho mình được vui mừng trong ngày Sabát. Hoặc có anh chị em mới đến Hội Thánh, thì phải ân cần hướng dẫn mọi điều trong Hội Thánh để anh chị em đó được làm quen với hoàn cảnh mới. Cũng nên giới thiệu anh chị em mới cho anh chị em trước, phải đối xử bằng lòng yêu thương, cũng giúp đỡ cho anh chị em mới giải quyết những thắc mắc về Kinh Thánh. Nếu có việc gấp, không trực tiếp dạy được, thì có thể nhờ truyền đạo sư hoặc người truyền đạo khác dạy hộ cho. Nếu có anh chị em nào trong địa vực muốn hỏi ý kiến, tư vấn với mục sư, thì địa vực trưởng hãy liên hệ mục sư trước để báo về nội dung tư vấn và hẹn thời gian tư vấn.
⑥ Sau khi thờ phượng, thỉnh thoảng chúng ta thấy những giấy ghi, sách, túi bị đặt để lộn xộn và đồ rác như bao bì bánh khô, vỏ trái cây bị quăng vứt lung tung, bừa bãi. Chúng ta mong muốn Hội Thánh chúng ta luôn luôn sạch sẽ. Chúng ta hãy thu lượm giấy rác và vật dơ xung quanh mình dù mình không phải là người dọn dẹp được chỉ định, thì Ðức Chúa Trời – Ðấng luôn luôn xem xét chúng ta trong sự kín nhiệm, sẽ ban phước cho chúng ta về việc hết lòng và tận tâm. Vả, nếu chúng ta dọn dẹp sạch sẽ những giấy rác và những vật khác trong Hội Thánh, thì các anh chị em thờ phượng buổi lễ sau sẽ sảng khoái hơn.
(5) Vào ngày Sabát thì được buông tha từ mọi điều xiềng xích.
Nếu anh chị em nào có vấn đề đức tin, hãy hỏi người chăn ngay. Nếu ai có vấn đề nào mà lại nói vấn đề ấy với anh chị em khác có đức tin yếu ớt thì anh chị em thiếu đức tin ấy sau khi nghe lời giãi bày làm sao có thể học hỏi được hành động có đức tin được đây? Dầu đã nói hết những vấn đề của mình nên chính mình thì có thể được thoả lòng, nhưng anh chị em có đức tin yếu ớt sau khi nghe những lời ấy sẽ có thể bị ảnh hưởng xấu. Cánh cửa tư vấn luôn luôn được mở rồi. Bất cứ khi nào anh chị em cần, hãy liên lạc và tìm đến để giải quyết hết thảy mọi vấn đề khúc mắc trong tấm lòng, và gây dựng tư thế đức tin đúng đắn. Hãy bước tới hăng hái hơn để đi đến Nước Thiên Ðàng.