Linh Hồn

Nếu là người đã sanh ra ở đời này thì chắc ít nhất cũng có một lần nghi vấn về những điều như mình từ đâu mà sanh ra, sẽ đi đâu, sống đời này để làm gì, tại sao sanh ra. Tuy nhiên, mọi người đều không tìm ra được lời giải đáp cho những nghi vấn ấy, bởi vì họ không có sự hiểu biết về sự tồn tại thật của mình, về nguồn gốc và cội rễ, về tương lai của mình, bởi vì họ bị mắc phải một chướng ngại vật là hiện thực. Rốt cuộc, họ thường mắc phải suy nghĩ rằng đã định cho loài người không tìm ra được lẽ thật mà cứ tìm mãi nay đây mai đó, và chấm dứt bằng một điều thê lương nhất là sự chết hư vô. Loài người ví đời sống bằng một giấc mơ ngắn ngủi mà nói rằng “Ðời sống là hư vô!” Tuy nhiên, đời sống chúng ta không phải là khu vui chơi trong một giấc mơ. Chúng ta phải phát hiện được rằng có ý nghĩa thật trọng đại được giấu kín sâu thẳm trong đời sống chúng ta.

Trước khi mặc lấy nhà tạm của xác thịt này, chúng ta vốn là con cái cao quý của Ðức Chúa Trời ở trên trời. Tuy nhiên, chúng ta đã phạm tội mà trở nên tồn tại phải bị chết. Thật tội nghiệp thay! Ðức Chúa Trời thương xót chúng ta, lại mở đường lối sự sống đời đời và đường khôi phục sự vinh hiển ngày xưa.

Giờ, chúng ta phải chạy thẳng đường lối mà Ðức Chúa Trời mở ra, có như thế chúng ta mới tìm ra lời giải đáp rõ ràng cho các nghi vấn như nguồn gốc của tôi là đâu, tôi từ đâu mà đến và sẽ đi đâu, tôi phải sống để làm gì. Lúc đó mới hiểu ra được rằng lộ trình cuộc đời chúng ta không phải là “đến tay không về tay không”, và khi phát hiện ra điều đó rồi thì sự vui mừng sẽ tuôn ra đầy tràn.

Nguồn gốc của chúng ta ở nơi linh hồn chứ không phải ở nơi xác thịt. Vì đã được chép rằng “Thần linh làm cho sống, xác thịt chẳng ích gì!” (Giăng 6:63) nên đừng chỉ xem thế giới vật chất mang tính chất hiện thực, mà còn nên xem xét chi tiết thế giới linh hồn bằng ý chí viễn đại, để làm cho cuộc sống đang lang thang trong hiện thực, trong hư vô của mình được bước đến thế giới thật thể.

 

1. Linh hồn của chúng ta

Ghi chép về sự sáng tạo trong sách Sáng Thế Ký tỏ ra cho chúng ta không chỉ sự nắn nên xác thịt này, mà còn cho biết kể cả sự ra đời của linh hồn chúng ta nữa.

Sáng Thế Ký 2:7 “Giêhôva Ðức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.”

Sau khi nắn nên xác thịt của loài người bằng bụi đất, Ðức Chúa Trời hà sanh khí của Ngài vào lỗ mũi cho chúng ta. Vậy, xác thịt là sự tồn tại bằng bụi đất, còn sanh khí là sự tồn tại bằng thần từ Ðức Chúa Trời (Thần). Về điều này, vua Salômôn đã chép rằng:

Truyền Ðạo 12:7 “Và bụi tro trở vào đất y như nguyên cũ, và thần linh trở về nơi Ðức Chúa Trời, là Ðấng đã ban nó.”

Tại đây, bụi tro chỉ ra xác thịt, thần linh chỉ ra sanh khí của Ðức Chúa Trời mà từ Ngài mà ra. Ðức Chúa Jêsus gọi sanh khí ấy là linh hồn.

Luca 12:20 “Song Ðức Chúa Trời phán cùng người rằng: Hỡi kẻ dại! Chính đêm nay linh hồn ngươi sẽ bị đòi lại…”

Việc Ðức Chúa Trời đòi linh hồn người lại, có nghĩa là sự lấy lại sanh khí của Ngài – tức là sanh khí mà Ngài đã ban cho mọi người giống như Ađam. Cho nên, giống như bụi tro trở nên xác thịt loài người, sanh khí Ðức Chúa Trời trở nên linh hồn loài người. Xác thịt chúng ta từ thịt và huyết của cha mẹ ruột mà ra đời; linh hồn chúng ta từ sanh khí của Ðức Chúa Trời mà được sanh ra, và ấy là sự tồn tại thần. Tác giả sách Hêbơrơ chép rằng mọi người chúng ta có xác thịt và linh hồn, hai phần ấy được phân biệt ra, nên có cha phần xác và có Cha về phần linh hồn.

Hêbơrơ 12:9 “Cha về phần xác sửa phạt, mà chúng ta còn kinh sợ thay, huống chi Cha về phần hồn, chúng ta há chẳng càng nên vâng phục lắm để được sự sống sao?”

Trong câu trên, Ðức Chúa Trời được gọi là “Cha về phần hồn”. Vậy thì, những linh hồn mà được gọi là “các con cái của Ðức Chúa Trời” là ai vậy? Về điều này, Ðức Chúa Jêsus phán với dân chúng và môn đồ Ngài rằng “Cũng đừng gọi người nào ở thế gian là cha mình; vì các ngươi chỉ có một Cha, là Ðấng ở trên trời.” (Mathiơ 23:1-9). Tức là những linh hồn đó chính là chúng ta vậy.

Thêm nữa, Ðức Chúa Jêsus cũng phán rằng sự chết về thịt và huyết và sự chết của linh hồn là khác nhau.

Mathiơ 10:28 “Ðừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn; nhưng thà sợ Ðấng làm cho mất được linh hồn và thân thể trong địa ngục.”

Vậy, sự chết của xác thịt (thân thể) này là sự chết thứ nhất; sự chết linh hồn là sự chết thứ hai.

Khải Huyền 20:12-14 “Tôi thấy những kẻ chết… bị xử đoán… bị ném xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai.”

Sự cứu rỗi của chúng ta cũng không phải là về phần xác, mà là về phần linh hồn.

I Phierơ 1:9 “Nhận được phần thưởng về đức tin anh em, là sự cứu rỗi linh hồn mình.”

Sứ đồ Phaolô chép về sự cứu rỗi của mình như sau:

II Côrinhtô 5:8 “Vậy tôi nói, chúng ta đầy lòng tin cậy, muốn lìa bỏ thân thể này đặng ở cùng Chúa thì hơn.”

Câu trên nói rằng “muốn lìa bỏ thân thể nầy”. Vậy thì cái gì lìa bỏ thân thể ấy? Là xác thịt hay là linh hồn? Phải, chính là linh hồn của sứ đồ Phaolô. Tức là, linh hồn sứ đồ Phaolô muốn lìa bỏ phần xác thịt của mình và trở về Ðức Chúa Trời vậy. Và, sứ đồ Phaolô cũng gọi linh hồn của mình mà lìa bỏ phần xác thịt ấy chính là “bản thân mình”.

Về phần xác thịt, đã được chép rằng “Vả, chúng ta biết rằng nếu nhà tạm của chúng ta dưới đất đổ nát…” (II Côrinhtô 5:1), và rằng “Nhưng tôi còn ở trong nhà tạm này bao lâu…” (II Phierơ 1:13). Cho nên, phần xác thịt chúng ta chẳng qua là nhà tạm mà linh hồn chúng ta ở lại tạm thời mà thôi. Cái phần xác không phải là bản chất chính mình tôi đâu.

 

2. Nước trên trời, quê hương của chúng ta

Ðức Chúa Trời nhắc cho Gióp rằng người đã được sanh ra trước khi Ngài đặt nền trái đất, tức là trước khi sáng thế, như sau:

Gióp 38:1-21 “Bấy giờ, từ giữa cơn gió trốt, Ðức Chúa Trời đáp cùng Gióp rằng: Kẻ nầy là ai dám dùng các lời không tri thức, Mà làm cho mờ ám các mưu định ta?… Khi ta đặt nền trái đất, thì người ở đâu?… Không sai, người biết mà! Vì ngươi đã sanh trước khi ấy, Số ngày ngươi lấy làm nhiều thay.”

Còn Giacốp trả lời Pharaôn (vua Êdíptô) khi được hỏi về tuổi tác rằng “Những năm tôi sống ở đời phiêu lưu hết thảy là một trăm ba mươi năm.” (Sáng Thế Ký 47:7-9). Về lý do Giacốp nói về tuổi mình bằng “đời phiêu lưu”, tác giả sách Hêbơrơ làm chứng rằng vì Giacốp trông mong quê hương trên trời. Ðã được chép rằng:

Hêbơrơ 11:4-16 “Bởi đức tin, Abên đã dâng cho Ðức Chúa Trời một tế lễ tốt hơn của Cain, và được xưng công bình, vì Ðức Chúa Trời làm chứng về người rằng Ngài nhậm lễ vật ấy… Bởi đức tin, Hênóc được… Bởi đức tin, Nôê… Bởi đức tin, Ápraham… cũng như Ysác và Giacốp… Hết thảy những người đó đều chết trong đức tin, chưa nhận lãnh những điều hứa cho mình; chỉn trông thấy và chào mừng những điều đó từ đằng xa, xưng mình là kẻ khách và bộ hành trên đất. Những kẻ nói như thế, tỏ rõ rằng mình đương đi tìm nơi quê hương. Ví thử họ đã tưởng đến nơi quê hương mà mình từ đó đi ra, thì cũng có ngày trở lại, nhưng họ ham mến một quê hương tốt hơn, tức là quê hương ở trên trời.”

Tại đây “hết thảy những người đó” là để chỉ các tổ phụ đức tin được cứu rỗi, tính từ Abên. Kinh Thánh lại nói rằng các tổ phụ đức tin đã làm chứng rằng đời sống này là thế gian kẻ khách và bộ hành là vì họ ham mến quê hương trên trời. Thế thì, quê hương của chúng ta (những kẻ đang sống dưới trái đất này) là ở đâu? Ðức Chúa Jêsus đã ví dụ về sự Ngài đến để cứu rỗi chúng ta và các tổ phụ đức tin mà đã làm chứng rằng mình là kẻ khách ở trái đất này, như sau:

Luca 15:4-7 “Trong các ngươi ai là người có một trăm con chiên, nếu mất một con, mà không để chín mươi chín con nơi đồng vắng, đặng đi tìm con đã mất cho kỳ được sao? Khi đã kiếm được, thì vui mừng vác nó lên vai; đoạn, về đến nhà, kêu bạn hữu và kẻ lân cận, mà rằng: Hãy chung vui với ta… trên trời cũng như vậy, sẽ vui mừng cho một kẻ có tội ăn năn hơn là chín mươi chín kẻ công bình không cần phải ăn năn.”

Trong lời ví dụ trên, 99 kẻ công bình mà không phải ăn năn là ai và bây giờ đang ở đâu? Còn tội nhân (tức là một con chiên đã mất) là ai? Một con chiên đã mất vốn ở trên trời cùng với 99 con chiên – là 99 kẻ công bình.

Về điều này, Ðức Chúa Jêsus đã phán rằng “Bởi Con Người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất.” (Luca 19:10); hay cũng phán rằng “Vả, Ðức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu.” (Giăng 3:17). Cho nên, một con chiên đã mất (tội nhân) chính là loài người ở thế gian. Cho nên, Ðức Chúa Jêsus đã đến thế gian để cứu kẻ bị mất ở trên trời, là loài người. Giống như một con chiên đã bị mất vốn ở cùng với 99 con chiên kia, chúng ta cũng đều vốn ở trên trời – Nước Thiên Ðàng, cùng với 99 người công bình. Tuy nhiên, giống như một con chiên trong bầy chiên bị mất, chúng ta cũng bị mất từ trên trời mà xuống thế gian này.

Vậy thì tại sao chúng ta đã bị mất từ trên trời vậy? Về điều này đã được chép rằng:

Luca 19:10 “Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất.” Còn sứ đồ Phaolô thì lại chép rằng:

I Timôthê 1:15 “Ðức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội.” Cho nên, những kẻ bị mất mà sẽ được cứu chính là tội nhân ở trên trời vậy.

Tức là, vì tội lỗi mà chúng ta đã trở nên kẻ bị mất. Mọi người trên đất này đều là tội nhân đã phạm tội trên trời, còn quê hương chúng ta chính là Nước Thiên Ðàng.

 

3. Ðịa ngục

Vì đã được chép rằng “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét.” (Hêbơrơ 9:27), nên đối với những ai không nhận được sự cứu rỗi thì sau khi thể xác chết đi, linh hồn sẽ chịu phán xét trước mặt Ðức Chúa Trời, và bị quăng xuống hồ lửa. Sứ đồ Giăng đã chép về sự phán xét này rằng:

Khải Huyền 20:12-15 “Tôi thấy những kẻ chết, cả lớn và nhỏ, đứng trước tòa, và các sách thì mở ra. Cũng có mở một quyển sách khác nữa, là sách sự sống… Mỗi người trong bọn đó bị xử đoán tùy công việc mình làm. Ðoạn, Sự chết và Âm phủ bị quăng xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai.”

Khải Huyền 14:9-11 “Nếu ai thờ phượng con thú cùng tượng nó, và chịu dấu nó ghi trên trán hay trên tay, thì người ấy cũng vậy, sẽ uống rượu thạnh nộ không pha của Ðức Chúa Trời… và sẽ chịu đau đớn trong lửa và diêm ở trước mặt các thiên sứ thánh và trước mặt Chiên Con. Khói của sự đau đớn chúng nó bay lên đời đời.” Sứ đồ Phaolô thì lại chép rằng:

Rôma 2:8-9 “Còn ai có lòng chống trả, không vâng phục lẽ thật, mà vâng phục sự không công bình, thì báo cho họ sự giận và cơn thạnh nộ. Sự hoạn nạn khốn khó giáng cho mọi người làm ác.” Còn Ðức Chúa Jêsus thì phán rằng:

Mác 9:47-49 “Còn nếu mắt ngươi làm cho ngươi phạm tội, hãy móc nó đi; thà rằng chỉ một mắt mà vào nước Ðức Chúa Trời, còn hơn đủ hai mắt mà bị quăng vào địa ngục, đó là nơi sâu bọ của chúng nó chẳng hề chết và là nơi lửa chẳng hề tắt. Vì mỗi người sẽ bị muối bằng lửa.”

Ðức Chúa Jêsus gọi hồ lửa mà sứ đồ Giăng đã chép, là địa ngục – nơi mà lửa chẳng hề tắt. Hồ lửa này giống như nơi đống rác bị thiêu đốt bằng diêm ở ngoài thành Giêrusalem. Ở nơi đống rác này, mọi đồ dơ dáy và ô uế như xác thây người chết đều bị thiêu đốt bằng diêm. Giống như vậy, sự tội lỗi đỏ như son của linh hồn loài người nếu không được tinh sạch bởi huyết quý báu của Ðấng Christ, thì cuối cùng sẽ bị xét đoán, và bị ném xuống hồ lửa, là nơi đống rác thiêu đốt ấy. Tại nơi đó, bị chịu hình phạt tùy theo mức nặng nhẹ tội lỗi của mọi linh hồn, và cuối cùng mọi linh hồn đã phạm tội không được tha thứ ấy bị tiêu diệt bởi vì tiền công của tội lỗi là sự chết. Về điều mọi linh hồn không được tha thứ sẽ bị chịu hình phạt tùy theo tiền công tội lỗi, Ðức Chúa Jêsus đã phán như sau:

Luca 12:47-48 “Ðầy tớ nầy đã biết ý chủ mình, mà không sửa soạn sẵn và không theo ý ấy, thì sẽ bị đòn nhiều. Song đầy tớ không biết ý chủ, mà làm việc đáng phạt, thì bị đòn ít.”

Chính bây giờ, cuộc đời phần xác của chúng ta đang không ngừng chạy tới sự chết đã định, như lời tự nhủ của một người kia.

“Ngày mai, và ngày mai, lại ngày mai. Ði ren rén chân bước từ hôm đến ngày cho đến khoảnh khắc sau cùng lịch sử. Và ngày hôm qua soi sáng đường sự chết của hết thảy loài người ngốc nghếch trở nên tro bụi. Hãy tắt, hãy tắt, hỡi đèn cầy ngắn ngủi…”

“Cuộc đời bất quá là bóng đi bộ; là diễn viên đáng tội. Dù tỏ vẻ ta đây trên sân khấu đi chăng nữa, thì rồi cũng biến mất sau khi vai diễn kết thúc. Chỉ là câu chuyện kẻ ngu xuẩn làm ầm lên thôi. Dù kêu to nói lớn thì cũng chẳng có ý nghĩa gì cả.”

Nếu chúng ta không được cứu rỗi trên thế gian này mà linh hồn chúng ta bị tiêu diệt trong hồ lửa khốn khó đời đời vì tội lỗi ô uế, thì dầu huy hoàng và sang trọng đi chăng nữa, cuộc đời ấy chẳng qua chỉ là cái đèn cầy trước gió thổi mà thôi. Đã có bao nhiêu người ra đời và qua đời sau buổi sáng thế? Và bây giờ, nhiều người ấy đang ở đâu? Quả thật, họ đã đến thế gian này để làm gì vậy?