Ðối với các thánh đồ muốn sống một cuộc sống đức tin chân thật và nhằm mục đích đi vào Nước Thiên Ðàng thì có một điều răn quan trọng nhất mà không thể bỏ qua là Lễ Vượt Qua của giao ước mới. Mặc dù có nhiều người nói rằng họ tin Ðức Chúa Trời và sống theo những lời dạy dỗ trong Kinh Thánh, nhưng họ chẳng biết Ðức Chúa Trời hay lẽ thật chính yếu trong Kinh Thánh để dẫn họ vào Nước Thiên Ðàng. Họ quay mặt với những lời dạy dỗ đúng đắn trong Kinh Thánh mà ngang nhiên đi đường sai lệch. Chúng ta phải nhìn thẳng lẽ thật Kinh Thánh và hiểu đúng đắn. Nếu không tìm ra được hạt nhân và bỏ sót cốt lõi của Kinh Thánh thì chẳng thể được cứu rỗi.
Võ sĩ đấu vật mất trọng tâm thì bị thua. Tàu lượn mất trọng tâm thì không bay được nữa mà bị rơi xuống đất. Một cơ cấu mà không có trục thì dễ bị sụp đổ. Lẽ thật không có trọng tâm sẽ gắng lấp đầy sự trống rỗng ấy bởi cái giả dối. Vũ trụ có trung tâm của nó và quốc gia có cơ quan trung ương quản lý hành chính quốc gia. Như thế, vạn vật đều được cấu thành bởi trọng tâm của nó và các bộ phận hỗ trợ cho trọng tâm ấy.
Kinh Thánh cũng vậy, nội dung to lớn của hết thảy 66 quyển sách và mọi lời giải thích đều được ghi chép tập trung vào Ðức Chúa Trời. Và Ðức Chúa Trời đặt trọng tâm của các bộ phận hỗ trợ vào trong Lễ Vượt Qua của giao ước mới, qua đó Ngài tỏ ra ý định của Ngài. Lễ Vượt Qua của giao ước mới chứa đựng sự sống đời đời, lẽ thật, sự cứu rỗi, sự yêu thương, Nước Thiên Ðàng, và dấu ấn mà bởi đó chúng ta nhận biết Ðức Chúa Trời.
Bây giờ, Lễ Vượt Qua của giao ước mới trở thành chìa khóa của vua Ðavít đời đời đối với hết thảy chúng ta, trở nên sự sáng chói lòa chiếu trong sự tối tăm, và trở nên lẽ thật tuyên bố ân huệ sự cứu rỗi, sự vui mừng giải phóng cho mọi linh hồn đang là tôi mọi của sự chết.
1. Khởi nguyên của Lễ Vượt Qua
Vào thời Giacốp, người Hêbơrơ di dời đến xứ Êdíptô – vùng đất phong phú lương thực, và họ đã bị đối xử như tôi mọi cho dân xứ đó suốt bốn trăm năm theo như lời tiên tri (Sáng Thế Ký 15:13). Sang đến thời Môise mà Đức Chúa Trời đã dự tính giải phóng cho họ, thì những người Êdíptô lại càng bắt bớ dân tộc Hêbơrơ tàn nhẫn hơn nữa, và tiếng kêu la than khóc của người dân Ysơraên hướng về Đức Chúa Trời đã thấu đến tận trời.
Ngày nào họ cũng phải lao động khổ sai nhọc nhằn như nhồi đất, làm gạch và mọi việc khác ở ngoài đồng (Xuất Êdíptô Ký 1:12-14). Trong sinh hoạt bi thảm ấy, người dân Ysơraên bị đối xử thậm tệ chẳng thua kém gì súc vật, họ luôn đổ lỗi cho vận mệnh của bản thân sống không bằng chết, và đã kêu cầu lên Đức Chúa Trời, mong muốn được giải phóng nhanh chóng khỏi sinh hoạt giống như địa ngục này.
Cuối cùng, tiếng than vãn của họ đến tai Ðức Chúa Trời, Ngài quyết tâm giải phóng họ và sai đến đấng tiên tri Môise. Mang lấy quyền năng của Ðức Chúa Trời, và theo lời Ngài, Môise quả quyết yêu cầu Pharaôn phải phóng thích người dân Ysơraên khỏi ách nô lệ. Thế nhưng, lòng nhẫn tâm của Pharaôn luôn từ chối lời thỉnh cầu của Môise. Môise muốn đánh đổ lòng cứng cỏi bằng năng lực đã được nhận từ Ðức Chúa Trời thì Pharaôn đó càng quá quắt hơn. Cuối cùng chín tai ương giáng xuống trên cả xứ Êdíptô: Tai ương huyết, tai ương ếch nhái, muỗi, ruồi mòng, ghẻ chốc, dịch bệnh, mưa đá, châu chấu, sự tối tăm. Mỗi khi tai vạ giáng xuống thì Pharaôn đổi lòng mà hứa rằng nếu Môise rút lại tai vạ đó thì giải phóng cho người Ysơraên. Nhưng khi Môise rút tai vạ ấy thì Pharaôn trở về với sự quá quắt hơn trước mà thất hứa. Ðối với vua Pharaôn như thế thì hình phạt bằng quyền năng của Ðức Chúa Trời lại lớn hơn, ấy là tai ương lần thứ mười – là tai ương giết chết các con trưởng của xứ Êdíptô. Chính lúc đó, lịch sử quyền năng của Lễ Vượt Qua được ứng nghiệm. Thông qua Môise, Ðức Chúa Trời đã phán trước cho người dân Ysơraên về phương pháp tránh khỏi tai ương thứ mười ấy.
Xuất Êdíptô Ký 12:13 “Huyết (của chiên con Lễ Vượt Qua) bôi trên nhà các ngươi ở, sẽ dùng làm dấu hiệu; khi ta hành hại xứ Êdíptô, thấy huyết đó, thì sẽ vượt qua, chẳng có tai nạn hủy diệt các ngươi.” Ngài phán lời trên mà hứa rằng Ngài cứu rỗi những người giữ Lễ Vượt Qua và không giáng tai ương xuống họ.
Những gia đình vâng phục lời Ðức Chúa Trời mà giữ Lễ Vượt Qua theo luật lệ và điều răn của Ngài thì đã bôi huyết chiên con Lễ Vượt Qua lên hai cây cột và mày cửa nhà. Ấy là dấu hiệu cho biết rằng đó là nhà của người dân Ðức Chúa Trời (Xuất Êdíptô Ký 12:13). Thiên sứ hủy diệt không chạm đến một sợi tóc và cũng không giáng bất cứ tai vạ nào trên gia đình bôi huyết chiên con Lễ Vượt Qua, và vượt qua gia đình đó. Nhưng gia đình nào không giữ Lễ Vượt Qua theo luật lệ của Ngài thì con trưởng gia đình đó bị giết, kể cả súc vật nữa (Xuất Êdíptô Ký 12:29).
Quả thật, như lời của Ðức Chúa Trời, cả xứ Êdíptô chưa bao giờ kêu la inh ỏi lớn như thế, và sau này cũng không. Hình phạt này xảy đến trên thái tử của Pharaôn ngồi trên ngai mình cho đến con cả của tôi tớ gái đang xay cối, và hết thảy con đầu lòng của súc vật. Cho nên, không một nhà nào của người Êdíptô là không có người chết. Và trước hiện thực thê thảm như thế, họ nhận ra rằng nguyên nhân của tai vạ khủng khiếp này là do họ đã không buông tha cho người dân Ysơraên. Vậy, Pharaôn cho phép người dân Ysơraên ra đi và cuối cùng người dân Ysơraên thấy được niềm vui của sự tự do (Xuất Êdíptô Ký 12:31-33). Ðức Chúa Trời phán cùng họ rằng hàng năm phải kỷ niệm ngày này, phải làm một lễ đời đời cho Ðức Chúa Trời (Xuất Êdíptô Ký 12:1-14). Ðây chính là khởi nguyên của Lễ Vượt Qua.
Lễ Vượt Qua còn được gọi là Lưu Việt (逾越) bằng tiếng Hán, Passover bằng tiếng Anh, Phetxahư (js’P,) bằng tiếng Hêbơrơ, Pasca (πασχα) bằng tiếng Hy Lạp. Những từ này đều có chung một ý nghĩa rằng “vượt qua tai nạn”.
Lễ Vượt Qua là ngày quyền năng của Ðức Chúa Trời giải phóng người dân Ysơraên khỏi xứ Êdíptô – xứ nô lệ, là ngày vĩ đại hầu cho người dân Ysơraên được nhận xứ Canaan làm cơ nghiệp, và là lẽ thật quan trọng mà ý muốn sâu thẳm của Đức Chúa Trời được ẩn giấu trong đó.
Thậm chí cho đến ngày nay, bởi Lễ Vượt Qua này mà chúng ta được giải phóng khỏi tôi mọi của tội lỗi và được dẫn đến Nước Thiên Ðàng vĩnh cửu. Bây giờ, thông qua Lễ Vượt Qua trong lịch sử thời Xuất Êdíptô, chúng ta phải biết lịch sử ấy sẽ được ứng nghiệm vào thời đại này như thế nào để hiểu biết lẽ mầu nhiệm của Ðức Chúa Trời được sắp đặt trong Lễ Vượt Qua.
2. Lễ Vượt Qua và sự sống đời đời
1) Bản năng loài người theo đuổi sự sống đời đời
Bất luận phương Ðông phương Tây, cũng như ngày xưa và ngày nay, loài người có một nỗi khao khát lớn nhất, ấy là lòng mong muốn sống một cuộc đời lâu dài. Mọi người đều phải làm việc để sinh nhai. Loài người cứ xen vào những việc liên quan đến kiếm lợi, tham dự những việc mang lợi nhuận. Thỉnh thoảng, mặc dù việc ấy mang lại hậu quả nghiêm trọng sau này, nhưng nếu trước mắt có lợi cho mình thì không do dự mà cứ làm.
Cuộc sống rất quý giá đối với tất cả loài người. Dù hèn mọn hay sang trọng, mọi người đều mong muốn sống lâu. Mỗi dịp năm mới đến, chúng ta thường đi thăm bà con cô bác và chúc rằng “Cháu xin chúc ông bà một năm mới an khang hưởng thọ.”, “Con xin chúc cha mẹ một năm mới an khang hưởng thọ.” Sống lâu đời là sự vui mừng và hy vọng lớn nhất cho mỗi người, không phân biệt người già kẻ trẻ, người cao quý hay kẻ hèn mọn.
Ðể sống lâu đời, người ta ăn đồ ăn bổ dưỡng. Nếu đã là đồ ăn tốt thì chẳng ghê tởm mà ăn những đồ gớm ghiếc như rắn, não khỉ, lòng chân gấu, giun, ếch và những đồ sâm, sừng nai, và thực phẩm trồng tự nhiên. Chỉ thông qua những điều này, chúng ta có thể biết được rằng loài người mong muốn sống lâu. Khi đài truyền hình đưa thông tin rằng nước máy bị ô nhiễm vượt quá hạn hệ số tiêu chuẩn an toàn thì mọi người đi đến suối khoáng thiên nhiên vào buổi sáng sớm và trả giá cao để mua nước uống, khi đưa thông tin rằng trái cây, gạo và ngũ cốc bị ô nhiễm trầm trọng bởi chất hóa học thì ai cũng đi mua thực phẩm vô nhiễm dù phải trả giá đắt hơn. Mọi hành động này đều bắt nguồn từ lòng trông mong bản năng của loài người muốn được sống lâu.
Như thế, mọi người đều mong muốn sống lâu đời. Nhưng những nỗ lực và ý chí loài người như vậy chẳng được ích gì, mà năm tháng được ban cho loài người chúng ta lại có giới hạn rất hạn chế. Có câu tục ngữ rằng “Nhân sinh thất thập cổ lai hy (tức là người ta có mấy ai mà sống được tới 70).” mà Kinh Thánh cũng chép rằng “Tuổi tác của chúng tôi đến được bảy mươi, Còn nếu mạnh khỏe thì đến tám mươi.” (Thi Thiên 90:10). Trong lòng loài người đã cài đặt sẵn một bản năng là muốn sống lâu đời. Cho nên, loài người ăn đồ ăn bổ dưỡng, uống nước khoáng thiên nhiên, cũng mua những đồ tinh khiết mà ăn, nhưng rồi lại không thể nào sống đời đời, không thể tồn tại tiếp tục mãi mãi.
Thế thì, quả thật không có cách nào để được sống đời đời sao? Cái mà con người mong muốn và tìm kiếm nhất định có tồn tại. Nhưng nếu chưa nhận được điều ấy, thì trong phương pháp hay nơi mà chúng ta đang tìm kiếm sự sống đời đời ấy chắc chắn có vấn đề.
Hoàng đế Tần Thủy Hoàng ở Trung Quốc có ước vọng sống đời đời nên sai một cặp nam nữ đến núi Hanla tại đảo Jeju để tìm ra thảo dược trường sinh nhưng cũng không tìm ra mà chết đi rồi. Còn nữ vương Elizabeth của nước Anh khi đứng trước cái chết cũng đã phán lệnh rằng người nào làm cho mình sống lâu hơn nữa thì sẽ ban thưởng lớn, nhưng cũng không được.
Vậy thì, sự sống đời đời ở đâu? Và chúng ta tìm kiếm được điều ấy như thế nào? Bây giờ, thà chúng ta hiểu ra rằng chúng ta có thể nhận được sự sống đời đời trong lời của Ðấng Sáng Tạo (Ðấng sáng tạo ra sự sống) hơn là đi tìm sự sống bằng cách của loài người.
2) Lễ Vượt Qua của sự sống đời đời
Lễ Vượt Qua là một điều răn của Ðức Chúa Trời được lập ra để ban sự sống đời đời cho chúng ta (những kẻ không tránh khỏi cái chết). Ðức Chúa Jêsus dạy chúng ta phải giữ Lễ Vượt Qua để nhận được sự sống đời đời. Trong Lễ Vượt Qua này, có bánh biểu tượng cho thịt của Ðức Chúa Jêsus, cũng như rượu nho tượng trưng cho huyết của Ðức Chúa Jêsus (Luca 22:7-20). Ðức Chúa Jêsus nhấn mạnh lặp đi lặp lại rằng thịt và huyết của Ngài chính là Thể Vĩnh Sinh; và hứa rằng người nào ăn chính Ngài – Thể Vĩnh Sinh thì được nhận sự sống đời đời (Giăng 6:53). Vì sự chết của loài người đã bắt đầu từ việc ăn, cho nên Ðức Chúa Trời lại dùng việc ăn mà làm cho chúng ta được sự sống đời đời. Ấy là sự sắp đặt kỳ diệu của Ðức Chúa Trời.
Giăng 6:47-51 “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ ai tin thì được sự sống đời đời. Ta là bánh của sự sống. Tổ phụ các ngươi đã ăn mana trong đồng vắng, rồi cũng chết. Ðây là bánh từ trời xuống; hầu cho ai ăn chẳng hề chết. Ta là bánh hằng sống (sự sống) từ trên trời xuống, nếu ai ăn bánh ấy, thì sẽ sống vô cùng; và bánh mà ta sẽ ban cho vì sự sống của thế gian tức là thịt ta.”
Ðức Chúa Jêsus nhấn mạnh rằng bản thân Ðức Chúa Jêsus là bánh sống từ trên trời xuống, và người nào ăn Ngài – bánh sự sống, thì được sự sống đời đời. Vả lại, Ngài nhấn mạnh rằng tin điều này chính là lòng đức tin.
Giăng 6:53-58 “Ðức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu. Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại. Vì thịt ta thật là đồ ăn, huyết ta thật là đồ uống. Người nào ăn thịt ta và uống huyết ta, thì ở trong ta, và ta ở trong người. Như Cha, là Ðấng hằng sống, đã sai ta đến, và ta sống bởi Cha; cũng một thể ấy, người nào ăn ta, sẽ sống bởi ta vậy. Ðây là bánh từ trên trời xuống. Bánh đó chẳng phải như mana mà tổ phụ các ngươi đã ăn… rồi cũng chết; kẻ nào ăn bánh nầy sẽ sống đời đời.”
Nhưng những người Giuđa phản đối và phỉ báng Ðức Chúa Jêsus, đã không biết sự sắp đặt kỳ diệu ấy mà vội vàng gièm pha, dẫn đến không hiểu lời dạy dỗ về sự sống đời đời, cuối cùng gây ra cuộc tranh luận mà thôi.
Giăng 6:52 “Bởi đó, các người Giuđa cãi lẽ với nhau, mà rằng: Lẽ nào người nầy lấy thịt mình cho chúng ta ăn sao?”
Họ thật ngu dại thay! Họ đã không hiểu biết rằng Đức Chúa Jêsus đã đặt ý nghĩa của thịt và huyết Ngài trong bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua.
Mathiơ 26:17-28 “Trong ngày thứ nhứt ăn bánh không men, môn đồ đến gần Ðức Chúa Jêsus mà thưa rằng: Thầy muốn chúng tôi dọn cho thầy ăn Lễ Vượt Qua tại đâu? Ngài đáp rằng: Hãy vào thành, đến nhà một người kia, mà nói rằng: Thầy nói: Giờ ta gần đến; ta và môn đồ ta sẽ giữ Lễ Vượt Qua trong nhà ngươi. Môn đồ làm y như lời Ðức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn Lễ Vượt Qua… Khi đương ăn, Ðức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén (chén đựng rượu nho) tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.”
Hết thảy mọi sinh vật tồn tại ở trên trái đất duy trì sự sống của mình được bằng cách ăn uống một sinh vật khác. Tuy nhiên, mọi sinh vật tồn tại trên trái đất này không phải là sự tồn tại được sống đời đời mà chẳng qua là sự tồn tại hạn chế. Cho nên, loài người chúng ta ăn đồ ăn không có sự sống đời đời nên chúng ta cũng chỉ tồn tại giới hạn thôi. Nhưng Ðức Chúa Jêsus là Thể Vĩnh Sinh không hề chết. Ðức Chúa Jêsus đã giải thích rằng người nào ăn Ngài – Thể Vĩnh Sinh thì được sống đời đời, và Ngài cũng dạy dỗ rằng chế độ được dựng dưới đất này để làm cho trọn vẹn điều đó chính là giao ước mới Lễ Vượt Qua.
Vậy nên, Lễ Vượt Qua là điều răn rất thánh mà chúng ta (những người khát khao sự sống đời đời) phải giữ gìn (I Côrinhtô 5:7), và là phép tắc sự sống phải được chấp hành cho đến ngày cuối cùng. Vì thế, lẽ thật Lễ Vượt Qua vừa là điều răn phải được truyền cho cả thế gian, cũng vừa là Tin Lành mà muôn dân phải hiểu biết đến.
I Côrinhtô 11:23-26 “Vả, tôi có nhận nơi Chúa điều tôi đã dạy cho anh em: Ấy là Ðức Chúa Jêsus, trong đêm Ngài bị nộp, lấy bánh, tạ ơn, rồi bẻ ra mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho; hãy làm điều nầy để nhớ ta. Cũng một thể ấy, sau khi ăn bữa tối rồi, Ngài lấy chén và phán rằng: Chén nầy là sự giao ước mới trong huyết ta; hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm điều nầy để nhớ ta. Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh này, uống chén nầy, thì rao sự chết (sự hy sinh với tư cách là Chiên Con Lễ Vượt Qua) của Chúa cho tới lúc Ngài đến.”
Thế nhưng, Lễ Vượt Qua (điều răn sự sống phải được giữ cho đến ngày cuối cùng) đã bị giẫm phá và bị xóa bỏ một cách thê thảm tại hội nghị tôn giáo – công đồng Nicaea vào năm 325 bởi ma quỉ (kẻ luôn làm trở ngại sự cứu rỗi của chúng ta). Ðức Chúa Jêsus đã phán rằng “Kẻ trộm chỉ đến để cướp giết và hủy diệt; còn Ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống, và được sự sống dư dật.” (Giăng 10:10).
Phải, đúng thế. Ðức Chúa Jêsus đến thế gian để ban sự sống cho thế gian. Tuy nhiên, loài người không nhận chứng cớ của Ngài – Ðấng đến thế gian để ban sự sống (Giăng 3:31-36). Loài người đã ngoảnh mặt lại với lẽ thật, và gây trở ngại cho lẽ thật bằng sự giả dối. Dầu vậy, Lễ Vượt Qua là điều răn của Ðức Chúa Trời không hề thay đổi mà chúng ta phải giữ trong khi kẻ ác phản đối và gây trở ngại.
I Côrinhtô 5:7-8 “Vì Ðấng Christ là con sinh Lễ Vượt Qua của chúng ta, đã bị giết rồi. Vậy thì, chúng ta hãy giữ lễ (Lễ Vượt Qua)…”, câu này được ghi chép rõ ràng trong bản dịch Good News Bible là “Chúng ta phải giữ Lễ Vượt Qua.” (Bản dịch Good News Bible I Côrinhtô 5:7-8)
Lễ Vượt Qua mà Ngài phán dặn thắm thiết như thế là lẽ thật tối cao trên trái đất này, là đạo lý của giao ước mới làm cho chúng ta được nhận lãnh lời hứa về cơ nghiệp Nước Thiên Ðàng.
Hêbơrơ 9:15 “Nhân đó, Ngài (Ðức Chúa Jêsus) là Ðấng trung bảo của giao ước mới, để khi Ngài chịu chết mà chuộc tội đã phạm dưới giao ước cũ, thì những kẻ được kêu gọi nhận lãnh cơ nghiệp đời đời đã hứa cho mình.”
Lễ Vượt Qua của giao ước mới vừa là lẽ thật vừa là lời hứa được lập ra bởi ý định của Ðức Chúa Trời để ban cho chúng ta cơ nghiệp Nước Thiên Ðàng vĩnh cửu. Sau khi sáng thế, dầu ma quỉ luôn tính toán lôi kéo loài người đến sự chết, nhưng Ðức Chúa Jêsus đã phá diệt mọi việc của ma quỉ và dẫn mọi người đến đường lối sự sống đời đời.
Rôma 8:1-2 “Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Ðức Chúa Jêsus Christ; vì luật pháp của Thánh Linh sự sống đã nhờ Ðức Chúa Jêsus Christ buông tha tôi khỏi luật pháp của sự tội và sự chết.”
Phải. Bây giờ, chúng ta đã được buông tha khỏi luật pháp của sự tội và sự chết. Việc ấy được thực hiện bởi luật pháp sự sống – là điều răn và luật lệ tối cao của Ðấng Christ mà được trọn vẹn bởi Lễ Vượt Qua giao ước mới. Sở dĩ Ðức Chúa Trời làm cho chúng ta được buông tha khỏi luật pháp của sự tội và sự chết để nhận được sự sống đời đời, là bởi Nước Thiên Đàng – thế giới không có sự chết là nơi không thể đi vào nếu như không có được sự sống đời đời. Bằng thân thể phải chịu chết thì không thể đi vào Nước Thiên Đàng không có sự chết được. Cho nên, chúng ta phải nhận lời hứa sự sống đời đời khi còn ở dưới đất này. Ðức Chúa Trời cho chúng ta hiểu biết rằng phải giữ Lễ Vượt Qua thì mới nhận được lời hứa ấy, và Ngài cũng cảnh cáo rõ ràng rằng kẻ không giữ Lễ Vượt Qua thì không có tư cách là người dân của Ngài (Dân Số Ký 9:13). Ấy có nghĩa là không giữ Lễ Vượt Qua thì không thể trở thành người dân của Nước Thiên Ðàng, tức là không nhận được sự sống đời đời.
Bây giờ, chúng ta phải hiểu biết rõ rằng ý định Ðức Chúa Trời hứa về sự sống đời đời được đặt trong Lễ Vượt Qua, và phải giữ Lễ Vượt Qua rất thánh này.
3. Lễ Vượt Qua, bởi đó tai ương vượt qua
Lễ Vượt Qua cũng là dấu quyền năng của Ðức Chúa Trời mà nhờ đó chúng ta được vượt qua mọi tai ương. Vào ngày Ðức Chúa Trời giải phóng dân Ysơraên ra khỏi xứ Êdíptô – nhà nô lệ, Ngài đã dùng huyết của chiên con Lễ Vượt Qua làm dấu hiệu, để khi xem thấy dấu hiệu ấy thì Ngài vượt qua nhà đó mà không giáng tai ương gì cả. Và từ đó ý nghĩa của Lễ Vượt Qua được ra đời.
Kinh Thánh cảnh báo trước ở thời đại này về những tai ương mà sau này sẽ xảy đến. Dầu vậy, người ta không hiểu ra lời cảnh báo nghiêm túc của Ðức Chúa Trời mà cứ hao phí một cách vô nghĩa những năm tháng được ban cho mình bởi các công việc phần thể xác như cưới, gả, ăn, uống.
Mathiơ 24:37-39 “Trong đời Nôê thể nào, khi Con người đến cũng thể ấy. Vì trong những ngày trước nước lụt, người ta ăn, uống, cưới, gả như thường cho đến ngày Nôê vào tàu, – và người ta không ngờ chi hết cho đến khi nước lụt tới mà đùa đem đi hết thảy, – khi Con người đến cũng như vậy.”
Sở dĩ đa số loài người không sống những khoảng thời gian của mình một cách khôn ngoan như Ðức Chúa Trời đã cảnh báo, cũng không hiểu biết lời phán của Ngài và coi thường tin tức về sự diệt vong, là vì họ cảm thấy thế giới xung quanh rất bình an, an toàn. Tuy nhiên, Kinh Thánh lại mách cho chúng ta biết rằng chính thời gian như thế thật ra là nguy hiểm.
I Têsalônica 5:1-3 “Hỡi anh em, về thời và kỳ, thì không cần viết cho anh em; vì chính anh em biết rõ lắm rằng ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm trong ban đêm vậy. Khi người ta sẽ nói rằng: Bình hòa và yên ổn, thì tai họa thình lình vụt đến, như sự đau đớn xảy đến cho người đàn bà có nghén, và người ta chắc không tránh khỏi đâu.”
Tai ương cuối cùng giáng xuống trái đất này mà loài người không thể tránh khỏi là gì? Ấy là lửa. Ðức Chúa Trời đang để dành lửa để xét đoán trái đất này. Khi ngày ấy đến, các từng trời sẽ có tiếng vang rầm mà qua đi, và các thể chất của loài người sẽ bị đốt cháy mà tiêu tán. Vào ngày ấy, kể cả dũng sĩ cũng sẽ run rẩy sợ hãi, người mạnh dạn cũng sẽ kêu khóc đắng cay. Ngày ấy là ngày cuối cùng mà cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời đổ dốc trên trái đất này, là ngày đau khổ mà các hoạn nạn trùng điệp bao vây mọi người. Vào ngày đó, máu của loài người sẽ bị đổ ra và bay mất như bụi một cách thê thảm. Thậm chí, khi chân người ta đang đứng mà thịt bị mục nát ra, mắt mục trong vành nó, lưỡi mục trong miệng nó.
Những ngày ấy đang đến với chúng ta thật mau kíp. Trong số những người lo lắng về tai nạn như vậy và sự cuối cùng của nhân loại này, cũng có người nỗ lực để tránh khỏi các tình huống ấy bằng phương pháp loài người như sử dụng vàng bạc. Nhưng Kinh Thánh đã chỉ trích trước về điều này như sau:
Sôphôni 1:14-18 “Hoặc bạc hoặc vàng của chúng nó, đều không có thể giải cứu chúng nó trong ngày thạnh nộ của Ðức Giêhôva…”
Có những người tính cách trốn tránh ra ngoài vũ trụ bằng tàu bay vũ trụ, cũng có những người nỗ lực muốn lẩn trốn sâu dưới nước, bằng cách chế ra tàu ngầm hoặc xây dựng đô thị dưới nước. Lại có những người xây dựng đô thị địa đạo ở sâu trong lòng đất để ẩn mình và lánh nạn vào đó khi có biến cố xảy ra trên trái đất này.
Thật ra xây dựng đô thị địa đạo đang được tiến hành ở nhiều quốc gia. Chỉ nói đến Mỹ, ở địa phận xung quanh thành phố Washington, có đến hàng trăm đô thị địa đạo được dựng nên và khi gặp sự cố thì Nhà Trắng (White House) có thể dời chuyển vào đô thị địa đạo được dựng nên trong khu núi Whether. Như thế, để đối phó tai ương cuối cùng mà sẽ bị giáng xuống ở thời đại này, nhiều người chẳng tiếc gì nỗ lực của họ. Tuy nhiên, bằng phương pháp khoa học hay là thủ đoạn của loài người thì không thể nào tránh khỏi cơn thạnh nộ cực liệt của Ðức Chúa Trời. Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta rằng nỗ lực và lao khổ của loài người là hư không.
Amốt 9:2-4 “Dầu chúng nó đào đến Âm phủ (lòng đất), tay ta cũng sẽ móc chúng nó ra; dầu chúng nó trèo lên trên trời, ta cũng sẽ làm cho chúng nó từ đó xuống. Dầu chúng nó ẩn mình nơi chót núi Cạtmên, ta cũng sẽ đi tìm đặng kéo chúng nó ra; dầu chúng nó lánh khuất mắt ta nơi đáy biển, ta cũng sẽ sai rắn cắn chúng nó tại đó. Ví bằng chúng nó đi làm phu tù trước mặt kẻ thù nghịch mình, ở đó ta cũng sẽ sai gươm giết chúng nó đi. Thật, ta để mắt trên chúng nó đặng làm họa cho, chẳng phải để làm phước cho.”
Nhưng vì Ðức Chúa Trời yêu thương chúng ta, là những người ở trong lẽ thật, nên Ngài dạy cho chúng ta phương pháp được cứu rỗi kể cả trong mọi tình huống sợ hãi và run rẩy ấy.
Thi Thiên 91:7 “Sẽ có ngàn người sa ngã bên ngươi, Và muôn người sa ngã bên hữu ngươi; Song tai họa sẽ chẳng đến gần ngươi.”
Tại đây, “ngươi” trong câu “Song tai họa sẽ chẳng đến gần ngươi.” là ai? Và “ngươi” là người làm việc gì, hay giữ gìn việc gì đây? Khi xem lẽ thật trong 66 quyển Kinh Thánh, chúng ta thấy được rõ ràng sự thật rằng “ngươi” chỉ ra thánh đồ giữ Lễ Vượt Qua chứ không phải ai khác.
Xuất Êdíptô Ký 12:11-14 “Ấy là lễ Vượt qua của Ðức Giêhôva. Ðêm đó ta sẽ đi qua xứ Êdíptô, hành hại mọi con đầu lòng xứ Êdíptô, từ người ta cho đến súc vật; ta sẽ xét đoán các thần của xứ Êdíptô; ta là Ðức Giêhôva. Huyết bôi trên nhà các ngươi ở, sẽ dùng dấu hiệu; khi ta hành hại xứ Êdíptô, thấy huyết đó, thì sẽ vượt qua, chẳng có tai nạn hủy diệt các ngươi. Các ngươi hãy ghi ngày đó (Lễ Vượt Qua) làm kỷ niệm; trải các đời hãy giữ làm một lễ cho Ðức Giêhôva, tức là một lễ lập ra đời đời.”
Khi chúng ta giữ Lễ Vượt Qua, chúng ta biết được rằng Ðức Chúa Trời ở trong chúng ta, chúng ta ở trong Ðức Chúa Trời (Giăng 6:56). Chúng ta ở trong Ðức Chúa Trời nên chúng ta thuộc về Ðức Chúa Trời. Vì thuộc về Ðức Chúa Trời, nên chúng ta chẳng bao giờ bị hại dù tai ương và diệt vong có ập đến.
Êsai 43:1-2 “… Ðừng sợ, vì ta đã chuộc ngươi. Ta đã lấy tên ngươi gọi ngươi; ngươi thuộc về ta. Khi ngươi vượt qua các dòng nước, ta sẽ ở cùng; khi ngươi lội qua sông, sẽ chẳng che lấp. Khi ngươi bước qua lửa, sẽ chẳng bị cháy, ngọn lửa chẳng đốt ngươi. Vì ta là Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi.”
Ðức Chúa Trời lấy chúng ta làm “sở hữu” của Ngài và làm chứng rằng “Ngươi thuộc về Ta.” Vì thế, Ngài hứa chắc rằng sẽ cứu rỗi chúng ta khỏi mọi tai ương. Và Ngài thậm chí còn chuẩn bị sẵn kể cả nơi ẩn náu trong ngày tai ương, nơi ấy chính là Siôn.
Giêrêmi 4:5-6 “Khá nhóm nhau lại và đi vào các thành bền vững. Khá dựng cờ hướng về Siôn! Hãy trốn đi, đừng dừng lại! Vì ta khiến từ phương bắc đến một tai nạn, tức là một sự hư hại lớn.”
Siôn là thành trốn tránh của chúng ta vào ngày tai ương cuối cùng, là nơi mà các kỳ lễ trọng thể của Ðức Chúa Trời được giữ (Êsai 33:20), tức là Hội Thánh lẽ thật mà kỷ niệm các kỳ lễ trọng thể của Ðức Chúa Trời. Trong các kỳ lễ trọng thể ấy, lễ đầu tiên được chấp hành là Lễ Vượt Qua (Lêvi Ký 23:4-5). Lễ Vượt Qua là lẽ thật chứa đựng lời hứa chắc chắn của Ðức Chúa Trời rằng Ngài sẽ cứu rỗi người dân của Ngài khỏi tai ương diệt vong. Cho nên, chúng ta phải giữ lễ thánh này nhằm đúng kỳ định ấy trải qua mỗi năm. Khi chúng ta giữ Lễ Vượt Qua thì tai ương sẽ vượt qua, ấy là lời hứa của Ðức Chúa Trời.
4. Lễ Vượt Qua, bởi đó các tà thần bị diệt vong
Lời phán “Trước mặt Ta, ngươi chớ có các thần khác.” (Xuất Êdíptô Ký 20:3) bao gồm hai nghĩa: Thứ nhất là “Ngươi chỉ tôn thờ duy nhất Ðức Chúa Trời.”, thứ hai là “Ngươi đừng tôn thờ các thần khác.” Khi chúng ta giữ Lễ Vượt Qua thì chúng ta giữ được cả hai mạng lịnh này cùng một lúc. Lý do ấy là bởi giữ Lễ Vượt Qua mà chúng ta tôn thờ Ðấng Cứu Chuộc – Ðấng cứu chúng ta khỏi trái đất đầy dẫy tội ác này, đồng thời bởi giữ Lễ Vượt Qua mà các thần khác và mọi hình tượng đều bị diệt vong.
Ban đêm Lễ Vượt Qua – khi xuất Êdíptô, Ðức Chúa Trời phán “Ta sẽ xét đoán các thần của xứ Êdíptô.” (Xuất Êdíptô Ký 12:12) rồi. Lời phán này có hiệu lực không chỉ trong đêm xuất Êdíptô ấy mà còn trong mỗi khi Lễ Vượt Qua được giữ nữa. Sau khi xuất Êdíptô, mỗi khi dân Ysơraên không giữ Lễ Vượt Qua thì các thần khác xâm nhập vào họ, còn mỗi khi họ giữ Lễ Vượt Qua thì các thần khác và mọi hình tượng đều bị diệt vong.
Giôsia – vua Giuđa, cũng tôn thờ hình tượng và nơi cao mà được dựng nên bởi ông nội của vua, là Manase (II Các Vua 21:1-3, 22:8-20). Dầu vậy, vừa nghe lời của sách giao ước mà thơ ký Saphan đọc, vua xé quần áo mình, khóc lóc và được cảm động. Sau đó, để giữ Lễ Vượt Qua, vua tiêu diệt các hình tượng và thần gớm ghiếc từ đền thờ Giêrusalem cho đến các xứ Giuđa, kể cả Samari; rồi sau khi giữ Lễ Vượt Qua, vua đã toàn diệt các đồng cốt và thầy bói, những thêraphim – một thứ tà thần người ta thờ ở trong nhà, và hình tượng, cùng hết thảy sự gớm ghiếc còn lại nữa (II Các Vua 23:1-25). Và vua Êxêchia – ông cố của vua Giôsia, cũng được mở mắt linh hồn lại nhờ giữ Lễ Vượt Qua, mà đập bể những trụ thờ, đánh đổ các thần Asêra, phá dỡ những nơi cao, và các bàn thờ trong khắp đất Giuđa (II Sử Ký 30:1-27, 31:1). Vậy, Lễ Vượt Qua là sự sáng vinh hiển soi chiếu rực rỡ để chúng ta xem thấy được chỗ ở của các ma quỉ, nơi hang hố của mọi tà thần bởi huyết quý báu của Ðấng Christ.
Sứ đồ Giăng chép về việc xuất hiện lẽ thật sự sáng chiếu rực rỡ mà nhờ đó chúng ta có thể nhìn thấy được chỗ ở ma quỉ, nơi hang hố của mọi tà thần, như sau:
Khải Huyền 18:1-3 “Sau điều đó, tôi thấy một vị thiên sứ khác ở trên trời xuống, người có quyền lớn, và sự vinh hiển người chiếu rực rỡ trên đất. Người kêu lớn tiếng rằng: Babylôn lớn đã đổi rồi, đã đổ rồi! Thành ấy đã trở nên chỗ ở của các ma quỉ, nơi hang hố của mọi tà thần, hang hố của mọi giống chim dơ dáy mà người ta gớm ghiếc.”
Ðã được chép rằng “Sự vinh hiển người chiếu rực rỡ trên đất.” Sự vinh hiển ấy là sự sáng mà nhờ đó chúng ta nhìn thấy được chỗ ở ma quỉ, và nơi hang hố của mọi tà thần.
Vua Giôsia cũng thờ lạy các tà thần và thần Baanh suốt 18 năm trong khi không nhìn được nội bộ đền thờ của Ðức Chúa Trời đã trở nên chỗ ở của ma quỉ, đã trở nên hang hố của mọi tà thần dơ dáy và gớm ghiếc. Nhưng sau khi hiểu biết về Lễ Vượt Qua, vua thấy được rằng đền thờ Ðức Chúa Trời trở nên chỗ ở của các tà thần và ma quỉ dơ dáy, liền lập tức phá diệt các ma quỉ và tà thần (II Các Vua 23:1-7). Và sau khi giữ Lễ Vượt Qua thì vua tiếp tục toàn diệt mọi hình tượng, đồng cốt, và thầy bói nữa (II Các Vua 23:21-25). Cho nên, sự sáng vinh hiển trong sách Khải Huyền 18:1-3 là sự sáng vinh hiển của lẽ thật Tiệc Thánh Lễ Vượt Qua mà Ðức Chúa Jêsus lập cho chúng ta bởi huyết quý báu đã đổ ra trên thập tự giá. Quả thật, nếu hiểu biết lẽ thật này thì các anh chị em sẽ phát hiện ra chỗ ở của ma quỉ như được nhìn trực tiếp bằng mắt. Vậy, bất cứ khi nào người dân của Ðức Chúa Trời giữ Lễ Vượt Qua thì thần khác bị diệt vong, và họ được hầu việc chỉ riêng Ðức Chúa Trời, dẫn đến kết quả giữ được điều răn thứ nhất của Ðức Chúa Trời.
Giống như vậy, kể cả vào ngày nay, khi hiểu biết lẽ thật Lễ Vượt Qua và giữ thì mắt linh hồn chúng ta được mở ra và nhìn biết được hình tượng mà mình đã hầu việc trong khi chưa biết thực chất của nó, và cũng căm ghét các hình tượng được đặt ra trong nhà thờ và hội thánh. Cho nên, cái mà ma quỉ Satan ghét nhất là Lễ Vượt Qua. Ma quỉ Satan đã và đang sử dụng hết thảy nỗ lực và chiến thuật hòng xóa bỏ Lễ Vượt Qua. Bởi vì Ðức Chúa Trời đã lập ra Lễ Vượt Qua là ngày xét đoán mọi thần, cho nên mỗi năm người dân của Ðức Chúa Trời giữ Lễ Vượt Qua thì tà thần khác không xâm nhập vào được.
Khi giữ Lễ Vượt Qua, Ðức Chúa Jêsus đã ban cho các môn đồ thân thể và huyết quý báu của Ngài mà sẽ bị treo trên thập tự giá, như là giao ước mới, mà lấy lại chính quyền của ma quỉ Satan. Cho nên, khi giữ giao ước mới ấy thì Satan bị diệt vong, nhưng không giữ giao ước ấy thì Satan cầm quyền của hội thánh mà sử dụng các thủ đoạn, chính sách hà hiếp khiến chúng ta không được cứu rỗi, khiến cho chúng ta không nhớ ngày kỷ niệm của Ðấng Cứu Chuộc đã cứu chuộc chúng ta.
Khi truyền lời cảnh cáo cuối cùng trước mặt tổng hội Ysơraên, Môise đã chép điều chúng ta phải nên chú ý về kẻ tiên tri giả mà chắc dấy lên sau khi người qua đời như sau:
Phục Truyền Luật Lệ Ký 13:5 “Nhưng người ta phải giết tiên tri hay là kẻ hay chiêm bao ấy, vì hắn có giục dấy loạn cùng Giêhôva Ðức Chúa Trời các ngươi, là Ðấng đã đem các ngươi ra khỏi xứ Êdíptô, chuộc các ngươi khỏi nhà nô lệ, – đặng xô ngươi ra ngoài con đường của Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi đã chỉ cho ngươi đi. Ấy, ngươi sẽ diệt kẻ hung ác khỏi giữa mình là như vậy.”
Thông qua câu này, Ðức Chúa Trời chỉ ra kẻ tiên tri giả là kẻ giục người dân phản bội lại Giêhôva Ðức Chúa Trời – Ðấng cứu chuộc người dân của Ngài khỏi nhà nô lệ vào ngày Lễ Vượt Qua. Nói cách khác, kẻ tiên tri giả là kẻ khiến người dân của Ðức Chúa Trời không giữ Lễ Vượt Qua.
Ðến thời đại Tin Lành, sứ đồ Phierơ cũng cảnh báo trước về kẻ tiên tri giả dấy lên sau khi sứ đồ qua đời như sau:
II Phierơ 2:1 “Dầu vậy, trong dân chúng cũng đã có tiên tri giả, và cũng sẽ có giáo sư giả trong anh em; họ sẽ truyền những đạo dối làm hại, chối Chúa đã chuộc mình, tự mình chuốc lấy sự hủy phá thình lình.”
Tiên tri giả mà “chối Chúa đã chuộc mình” có nghĩa là kẻ bội nghịch Lễ Tiệc Thánh của Lễ Vượt Qua được lập ra bởi công lao gánh vác thập tự giá. Về điều này, sứ đồ Phaolô chép rằng:
Hêbơrơ 10:29 “Huống chi kẻ giày đạp Con Ðức Chúa Trời, coi huyết của giao ước, tức là huyết mà mình nhờ nên thánh, là ô uế, lại khinh lờn Ðức Thánh Linh ban ơn, thì anh em há chẳng tưởng rằng người ấy đáng bị hình rất nghiêm đoán phạt hay sao?”
Kẻ “coi huyết của giao ước, tức là huyết mà mình nhờ nên thánh, là ô uế” có nghĩa là kẻ coi Lễ Tiệc Thánh của Lễ Vượt Qua là ô uế vậy. Ngày nay, nhằm giật lại chính quyền đã bị mất bởi hy sinh thập tự giá của Ðức Chúa Jêsus, ma quỉ Satan cũng sử dụng mọi thủ đoạn để khiến cho người dân của Ðức Chúa Trời không nhớ đến ngày của Ðấng Cứu Chuộc – ngày Ngài làm cho người dân Ngài được nên thánh bởi huyết của giao ước mới. Bởi vậy, nó khiến cho chúng ta không hiểu biết công việc trung bảo mà Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm chúng ta đang cử hành trong nơi thánh trên trời, đồng thời nó cũng khiến cho chúng ta không được giao thông với Ðức Chúa Jêsus.
Ma quỉ Satan luôn dùng thủ đoạn và giăng bẫy vô hạn để lòng chúng ta bị việc khác chiếm lĩnh nhằm khiến chúng ta không nhớ đến những điều mà chúng ta phải hiểu biết rõ ràng nhất, những việc mà chúng ta phải sốt sắng và chăm chú nhất. Kẻ trùm của các kẻ gian ác ấy có đặc trưng là ghét lẽ thật lớn bày tỏ ra rõ ràng về Ðấng Trung Bảo quyền năng và hy sinh cứu chuộc.
Nơi thánh dưới đất là hình bóng của nơi thánh trên trời. Vậy, theo bàn thờ 3 kỳ 7 lễ trọng thể – những ngày chính Ngài đã làm cho trọn, Ðức Chúa Jêsus Christ cầu nguyện cho người dân của Ngài đang ở dưới đất (Hêbơrơ 7:25, Rôma 8:26-27, 34, Êsai 53:12). Bởi vậy, Ðức Chúa Jêsus hầu cho những người hiểu biết lẽ thật này và vâng theo, được giao thông với Ngài, và nhờ đó, hầu cho con cái ở dưới đất hiểu biết lòng Cha trên trời, đồng thời hầu cho lòng của con cái ở dưới đất trở về với Cha ở trên trời vậy.
Nói cách khác, vào ngày Sabát thì theo luật lệ ngày Sabát mà Ðức Chúa Jêsus giao thông với người dân của Ngài; vào Ngày Lễ Chuộc Tội thì theo luật lệ Ngày Lễ Chuộc Tội mà Ngài giao thông với người dân của Ngài; vào Lễ Vượt Qua thì theo luật lệ của Lễ Vượt Qua mà Ngài cũng giao thông với người dân của Ngài; tiệc thánh được cử hành vào ngày thường thì bởi tế lễ chuộc tội ngày thường mà chúng ta giao thông với Ðức Chúa Trời; còn mỗi buổi sáng và buổi chiều chúng ta dâng thờ phượng thì giống như luật lệ hằng hiến mỗi ngày mà chúng ta giao thông với Ðức Chúa Jêsus. Dầu vậy, bởi thờ phượng ngày thường, hay bởi thờ phượng ngày Sabát, hay lễ tiệc thánh được cử hành vào ngày thường thì chúng ta chưa được tinh sạch, chỉ khi đến Lễ Vượt Qua – ngày mà Ngài cứu chuộc chúng ta, chúng ta mới được tinh sạch nhờ thân thể và huyết quý báu của Ðức Chúa Jêsus vậy. Cho nên, người nào hiểu biết sự rộng lượng và sâu thẳm của ý định Ðức Chúa Trời thì nhất định phải giữ Lễ Vượt Qua trọng thể chí thánh, nhờ đó bước tới sự phước lành của Ðức Chúa Trời.
5. Lễ Vượt Qua làm trọn điều răn thứ nhất
Lễ Vượt Qua là lẽ thật của Ðức Chúa Trời được giấu kín mà có quyền thế xét đoán ma quỉ Satan (Xuất Êdíptô Ký 12:12). Cho nên, giữa mọi cái ở dưới thế gian này, ma quỉ Satan ghét Lễ Vượt Qua hơn hết. Nó dùng mọi thủ đoạn và phương pháp vào bất cứ dịp thuận lợi nào để dốc sức xóa bỏ Lễ Vượt Qua, gây cản trở khiến cho sự sáng lẽ thật của Lễ Vượt Qua không được chiếu sáng cho thế gian.
II Côrinhtô 4:3-4 “Nếu Tin Lành của chúng tôi còn che khuất, là chỉ che khuất cho những kẻ hư mất, cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời này đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin Lành Ðấng Christ, là ảnh tượng của Ðức Chúa Trời.”
Ma quỉ Satan không những làm cho lòng loài người bị mù tối không phân biệt được lẽ thật và sự giả dối, mà còn làm cho loài người coi thường điều răn thánh của Ðức Chúa Trời nữa. Tức là, Satan khiến linh hồn loài người không nhận ra rằng mình phải hầu việc Ðức Chúa Trời như thế nào để giữ điều răn thứ nhất của Ngài, và cũng không biết ra rằng mình phải làm thế nào để không hầu việc các thần khác nữa. Ðức Chúa Jêsus đã đến thế gian để phá diệt việc của ma quỉ và truyền cho thế gian sự sáng lẽ thật. Ma quỉ cám dỗ kể cả Ngài rằng “Ngươi (Ðức Chúa Jêsus) sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy, thì ta sẽ cho ngươi hết thảy mọi sự này (các nước thế gian cùng sự vinh hiển các nước ấy)!” Nhưng Ðức Chúa Jêsus phán dõng dạc cùng nó rằng “Hỡi quỉ Satan, ngươi hãy lui ra! Vì có lời chép rằng: Ngươi phải thờ phượng Chúa là Ðức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi.” (Mathiơ 4:8-10).
Ma quỉ Satan đã không làm gì được và bỏ đi trước lời phán nghiêm khắc rằng “Hỡi quỉ Satan, ngươi hãy lui ra! Ngươi phải thờ phượng Chúa là Ðức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi.” Chính lời phán đã đẩy lùi quyền thế của ma quỉ Satan này, tức là lời rằng “Ngươi phải thờ phượng Chúa là Ðức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi.” là điều răn thứ nhất trong các điều răn của Ðức Chúa Trời (Tham khảo: Xuất Êdíptô Ký 20:3). Ðiều răn thứ nhất này được làm cho hoàn thành bởi việc giữ Lễ Vượt Qua – lễ mà ma quỉ Satan ghét nhất. Ma quỉ Satan đã nghe Đức Chúa Jêsus tuyên bố điều răn thứ nhất này, sững sờ mà trốn lui đi rồi.
Bây giờ, thông qua lời dạy dỗ của Đức Chúa Trời, chúng ta hãy tìm ra rằng tại sao điều răn thứ nhất lại là Lễ Vượt Qua, và quá trình các thần khác bị xét đoán bởi sự xuất hiện của Lễ Vượt Qua. Trong lời phán điều răn thứ nhất “Trước mặt Ta, ngươi chớ có các thần khác.” (Xuất Êdíptô Ký 20:3) bao gồm hai nghĩa: Thứ nhất, chớ hầu việc và tôn thờ các thần khác; thứ nhì, chỉ hầu việc và tôn thờ một mình Ðức Chúa Trời. Cho nên, phương pháp để chúng ta không hầu việc các thần khác mà hầu việc một mình Ðức Chúa Trời, chính là việc dâng tế lễ lên Ðức Giêhôva nhằm ngày Lễ Vượt Qua, vì vào ngày đó Ngài đã giải cứu người dân vốn phải chịu cái chết đời đời tại xứ Êdíptô – nhà nô lệ.
Ðức Chúa Trời không vô cớ mà yêu cầu độc quyền rằng “Trước mặt Ta, ngươi chớ có các thần khác.” đâu. Khi Ngài đã phán chúng ta phải hầu việc một mình Ðức Chúa Trời và không hầu việc các thần khác thì có lý do xứng đáng. Ấy là vì “Ta là Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi, đã rút ngươi ra khỏi xứ Êdíptô nên hãy kỷ niệm ngày ấy!” (So sánh: Xuất Êdíptô Ký 13:3-10, 12:17). Tức là, Ðức Chúa Trời phán điều này là để cho chúng ta kỷ niệm ngày cứu chuộc, và giữ ngày này làm lễ trọng thể đời đời cho Ðức Giêhôva (Xuất Êdíptô Ký 12:14).
Cho nên, khi phán điều răn thứ nhất và khi phán Lễ Vượt Qua, Ðức Chúa Trời đã phán cùng một lời mở đầu như nhau.
Khi Ngài phán điều răn thứ nhất thì phán trước rằng “Ta là Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi, đã rút ngươi ra khỏi xứ Êdíptô, tức là khỏi nhà nô lệ. Trước mặt Ta, ngươi chớ có các thần khác.” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:6-7, Xuất Êdíptô Ký 20:2-3). Còn khi phán Lễ Vượt Qua thì Ngài cũng phán rằng “Hãy kỷ niệm ngày này, vì là ngày Ðức Giêhôva dùng tay quyền năng rút các ngươi ra khỏi xứ Êdíptô, tức là khỏi nhà nô lệ.” (So sánh: Xuất Êdíptô Ký 13:3-10, 12:17, Phục Truyền Luật Lệ Ký 16:1-17). Nói cách khác thì hai câu trên có nghĩa rằng “Ta đã dùng tay quyền năng mà cứu các ngươi ra khỏi xứ Êdíptô nô lệ rồi, nên Ta chẳng phải là Ðấng Cứu Chúa sao? Vậy, các ngươi chớ hầu việc và tôn thờ các thần khác mà chỉ hầu việc Ta, các ngươi phải nhớ ngày Ta cứu chuộc các ngươi, và phải hầu việc Ta vào ngày đó.”
Không nhiều người hiểu biết rõ ràng chính xác về điều răn thứ nhất của Ðức Chúa Trời. Cái mà chứa đựng sự mầu nhiệm lớn nhất của Ðức Chúa Trời chính là điều răn thứ nhất của Ngài. Người thường chỉ biết điều răn thứ nhất là gì mà thôi chứ không biết về nguyên lý điều răn thứ nhất ấy. Vậy nên, khi một thầy dạy luật thử Ðức Chúa Jêsus thì hỏi bằng lời này “Thưa Thầy, trong luật pháp, điều răn nào là lớn hớn hết?” Ðược chép rằng:
Mathiơ 22:35-40 “Thưa thầy, trong luật pháp, điều răn nào là lớn hơn hết? Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Ðức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhứt và lớn hơn hết.”
Vậy thì, trong ghi chép của các đấng tiên tri, ai là người được Ðức Chúa Trời công nhận là người giữ trọn điều răn thứ nhất, tức “hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Ðức Chúa Trời” đây? Trong Kinh Thánh chỉ có duy nhất Giôsia (vua nước Giuđa) mới được chép rõ ràng là thực hiện điều ấy.
II Các Vua 23:25 “Trước Giôsia, chẳng có một vua nào hết lòng, hết ý, hết sức mình, mà trìu mến Ðức Giêhôva, làm theo trọn vẹn luật pháp của Môise; và sau người cũng chẳng có thấy ai giống như người nữa.”
Giôsia được gọi là vua duy nhất làm theo trọn vẹn luật pháp của Môise, ấy là nhờ vua hết lòng, hết ý, hết sức mình mà giữ Lễ Vượt Qua – điều răn thứ nhất của Ðức Chúa Trời. Ðối với vua, việc giữ Lễ Vượt Qua là công việc thành công nhất. Ðã được chép rằng:
II Các Vua 23:21-25 “Vua bèn truyền lịnh cho cả dân sự rằng: Hãy giữ lễ Vượt qua cho Giêhôva Ðức Chúa Trời của các ngươi, tùy theo các lời đã chép trong sách giao ước. Trong lúc các quan xét đã xét đoán Ysơraên, hoặc trong đời các vua Ysơraên và vua Giuđa, thật chẳng hề có giữ một lễ Vượt qua nào giống như lễ Vượt qua giữ cho Ðức Giêhôva tại Giêrusalem, nhằm năm thứ mười tám đời vua Giôsia.”
Như chúng ta đã xem công việc của Giôsia, Đức Chúa Jêsus đã làm chứng rõ ràng rằng Lễ Vượt Qua chính là điều răn thứ nhất của Đức Chúa Trời. Lời phán “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Ðức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhứt và lớn hơn hết.” (So sánh: Mathiơ 22:37-39, II Các Vua 23:21-25) chính là lời chỉ về Lễ Vượt Qua.
Khi giảng dạy trước mặt tổng hội Ysơraên, Môise nói về Lễ Vượt Qua như sau:
Phục Truyền Luật Lệ Ký 6:4-9 “Hỡi Ysơraên! hãy nghe: Giêhôva Ðức Chúa Trời chúng ta là Giêhôva có một không hai. Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi. Các lời mà ta truyền cho ngươi ngày nay sẽ ở tại trong lòng ngươi; khá ân cần dạy dỗ điều đó cho con cái ngươi, và phải nói đến, hoặc khi ngươi ngồi trong nhà, hoặc khi đi ngoài đường, hoặc lúc ngươi nằm, hay là khi chỗi dậy. Khá buộc nó trên tay mình như một dấu, và nó sẽ ở giữa hai con mắt ngươi như ấn chỉ; cũng phải viết các lời đó trên cột nhà, và trên cửa ngươi.”
Lời phán “Khá buộc nó trên tay mình như một dấu, và nó sẽ ở giữa hai con mắt ngươi như ấn chỉ.” là để chỉ về “dấu kỷ niệm Lễ Vượt Qua”.
Xuất Êdíptô Ký 13:9-10 “Ðiều đó sẽ làm một dấu hiệu nơi tay ngươi, làm một kỷ niệm ghi nơi trán ở giữa cặp mắt ngươi, hầu cho luật pháp của Ðức Giêhôva ở nơi miệng ngươi, vì Ðức Giêhôva đã dùng tay quyền năng rút ngươi ra khỏi xứ Êdíptô. Hằng năm, đến kỳ, ngươi phải giữ lễ nầy.”
Vậy nên, “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Ðức Chúa Trời ngươi.” chính là việc giữ Lễ Vượt Qua. Khi nghiên cứu sâu sắc câu “Trước mặt Ta, ngươi chớ có các thần khác.” thì chúng ta hiểu được rằng điều răn thứ nhất chỉ ra Lễ Vượt Qua.
Khi chúng ta giữ Lễ Vượt Qua thì cũng giữ được điều răn thứ nhất nữa, tức là chúng ta không tôn thờ các thần khác mà chỉ tôn thờ và hầu việc một mình Ðức Chúa Trời – Ðấng giải cứu chúng ta ra khỏi xứ Êdíptô là nhà nô lệ. Bởi vì, khi giữ Lễ Vượt Qua thì các thần khác bị xét đoán và diệt vong, nhưng khi không giữ Lễ Vượt Qua thì các thần khác xâm nhập vào kẻ không giữ lễ ấy. Ðược chép rằng:
Xuất Êdíptô Ký 12:12 “Ðêm đó ta sẽ đi qua xứ Êdíptô, hành hại mọi con đầu lòng xứ Êdíptô, từ người ta cho đến súc vật; ta sẽ xét đoán các thần của xứ Êdíptô; ta là Ðức Giêhôva.” (Dân Số Ký 33:4)
Có thể có mấy người tưởng rằng câu “Ta sẽ xét đoán các thần của xứ Êdíptô” chỉ có hiệu lực đương thời xuất Êdíptô ấy. Tuy nhiên, khi người dân Ysơraên không giữ Lễ Vượt Qua thì họ cứ kéo các thần khác vào, dựng nên nơi cao, làm ra hình tượng Axêra, hầu việc thần Baanh, và giữa họ thêm nhiều đồng cốt và thầy bói. Nhưng khi Ðức Chúa Trời sai đấng tiên tri nhắc nhở người dân, và người dân giữ Lễ Vượt Qua thì mọi thần khác ấy đều bị diệt vong, các hình tượng bị đập bể, các đồng cốt và thầy bói cũng bị trừ diệt luôn vậy.
Ngày xưa, trong đời Êxêchia hay đời Giôsia, trong xứ họ đầy hình tượng và sự gớm ghiếc, đền thờ thì hoang vu vì người dân không giữ gìn lễ trọng thể lâu năm. Khi sửa lại đền thờ, phát hiện ra sách luật pháp trong đền thờ thì họ lại giữ Lễ Vượt Qua, rồi khi họ giữ Lễ Vượt Qua thì Ðức Chúa Trời mở mắt của họ lại, nên họ trừ diệt những đồng cốt và thầy bói, những thêraphim mà người ta thờ trong nhà, và hình tượng, cùng hết thảy sự gớm ghiếc thấy trong xứ Giuđa và Giêrusalem nữa (II Các Vua 23:23-24, II Sử Ký 30:1-5, 31:1). Cũng được chép rằng sau khi giữ Lễ Vượt Qua, thầy tế lễ chúc phước cho dân sự thì tiếng đó được nhậm, và lời cầu nguyện được thấu đến nơi Ðức Chúa Trời trên các từng trời.
II Sử Ký 30:27 “Ðoạn, những thầy tế lễ và người Lêvi đứng dậy chúc phước cho dân sự; tiếng của chúng được nhậm, lời cầu nguyện chúng thấu đến nơi ngự thánh của Ðức Giêhôva trên các từng trời.”
Vua Êxêchia, vua Giôsia đều không biết cũng không giữ được Lễ Vượt Qua lâu năm, cho nên trước khi hiểu biết về Lễ Vượt Qua thì hai người cũng cứ tôn thờ các hình tượng và thần khác trong khi không biết mình đang tôn thờ cái gì. Dầu vậy, khi giữ Lễ Vượt Qua thì hai vua này đã trừ diệt hết thảy hình tượng và các thần khác được là vì khi xuất Êdíptô, Ðức Chúa Trời đã định trước rằng Lễ Vượt Qua là “ngày xét đoán các thần khác”. Bất cứ khi nào người dân Ðức Chúa Trời giữ Lễ Vượt Qua thì các thần khác bị diệt vong, ngược lại, khi không giữ Lễ Vượt Qua thì người dân Ðức Chúa Trời tôn thờ các thần khác trong khi không nhận ra.
Ngày xưa, khi Giêrôbôam – vua Ysơraên, cấm người dân giữ lễ trọng thể của Ðức Chúa Trời thì vua ấy cũng làm ra hai tượng bò vàng, đặt một cái tại Bêtên, đặt cái khác tại Ðan, mà phán rằng “Các ngươi đi lên Giêrusalem thật khó thay! Hỡi Ysơraên! Nầy là các thần ngươi, đã đem ngươi ra khỏi xứ Êdíptô!” (I Các Vua 12:25-33). Giống như ngày xưa, ngày nay cũng như vậy. Khi không giữ các lễ trọng thể đúng đắn mà Ðức Chúa Jêsus lập ra cho chúng ta thì người ấy ắt lấy ngày khác mà làm ra một lễ khác có nghi thức khác, và tuyên bố rằng ấy là ngày thánh gì đó mà cứ kỷ niệm. Ấy chính là hình tượng. Đấng tiên tri Êxêchiên đã chép về điều này như sau:
Êxêchiên 11:12 “Vì các ngươi đã không bước theo lề luật ta, không giữ theo mạng lịnh ta; nhưng đã làm theo mạng lịnh các nước xung quanh mình.”
Ngày xưa cũng như ngày nay, khi không giữ lễ trọng thể và luật lệ mà Ðức Chúa Trời lập ra, thì người ta ắt lập ra một lễ kỷ niệm khác mà giữ, tức là người dân Ðức Chúa Trời lại bắt chước và theo thói quen của kẻ ngoại bang. Vậy, khi không giữ Lễ Vượt Qua theo đúng luật lệ Ngài đã định thì mọi người đều tôn thờ các thần khác mà thôi.
Hoặc có mấy kẻ nói rằng Lễ Vượt Qua chỉ có hiệu lực đối với người dân Ysơraên phần xác, và chủ trương rằng ngày nay lễ này đã bị xóa bỏ bởi thập tự giá. Nhưng chủ trương của những kẻ ấy giống như chủ trương của những người đã phạm tội tôn thờ hình tượng ở thời đại Cựu Ước. Những người phạm tội thờ hình tượng ấy cũng đã chủ trương rằng Lễ Vượt Qua chỉ cần thiết vào đương thời xuất Êdíptô mà thôi, bây giờ thì phải tôn thờ Ðức Chúa Trời bằng một phương pháp tốt hơn. Và kết quả của chủ trương ấy là phạm tội tôn thờ hình tượng. Giống như ngày xưa, ngày nay cũng thế. Nếu không hiểu biết nguyên tắc công việc cứu chuộc thì tư tưởng người ta cũng bị lôi cuốn đi như vậy mà thôi. Chúng ta phải biết rằng Lễ Vượt Qua không phải chỉ có hiệu lực đương thời xuất Êdíptô và dành riêng cho người dân Ysơraên phần xác, thực ra đây là ngày trọng yếu để tất cả người dân Ysơraên phần linh hồn rải rác khắp thế giới đều được cứu chuộc.
Ở thời đại Cựu Ước, người dân Ysơraên giữ Lễ Vượt Qua mới được ra khỏi xứ Êdíptô, và giữ Lễ Vượt Qua cũng mới được đi vào xứ Canaan. Tuy nhiên, Lễ Vượt Qua được lập ra không phải để dành cho người dân Ysơraên phần xác sẽ bị hư mất, mà thực chất là để dành cho người dân Ysơraên phần linh hồn. Cho nên, đêm của Lễ Vượt Qua được gọi là “một đêm người ta phải giữ cho Ðức Giêhôva” (Xuất Êdíptô Ký 12:42).
Lễ Vượt Qua được giữ tại xứ Êdíptô là hình bóng, và thật thể của hình bóng ấy là Lễ Vượt Qua của giao ước mới mà Ðức Chúa Jêsus kỷ niệm cùng với môn đồ của Ngài (So sánh: Luca 22:20, Hêbơrơ 9:15). Bởi việc giữ Lễ Vượt Qua, Ngài ban cho điều răn mới, tức là chế độ giao ước mới để cứu rỗi người dân của Ngài đang làm nô lệ của tội ác trên khắp thế gian. Vậy, Lễ Vượt Qua là ngày cứu rỗi người dân của Ngài, và khi giữ ngày này – Lễ Vượt Qua giao ước mới, thì người dân Ngài không hầu việc các thần khác nhưng chỉ hầu việc một mình Ðấng Christ – Ðấng Cứu Chuộc của mình mà thôi. Không phải bởi thập tự giá mà xóa bỏ Lễ Vượt Qua, ngược lại Ngài chiếu sáng rực rỡ vinh hiển của ngày ấy. Cho nên, chúng ta phải giữ Lễ Vượt Qua một cách rất thánh và thiêng liêng.