Lễ Nôen

1. Ngày 25 tháng 12 không phải là ngày giáng sinh của Ðức Chúa Jêsus

Cứ mỗi khi đến mùa Giáng Sinh (tháng 12) thì toàn nhân loại, kể cả phương Ðông lẫn phương Tây đều náo nức tưng bừng. Lễ hội lớn nhất thế giới này được người ta xem như là ngày ra đời của Ðức Chúa Jêsus – Ðấng đã đến thế gian để ban cho loài người hy vọng và phước lành đời đời. Nhưng cả thế gian đang bị lừa dối, bị ma quỉ Satan giấu sự lừa gạt gian xảo. Bề ngoài thì ma quỉ Satan khiến cho loài người tưởng rằng mình đang tôn thờ Ðấng Christ thông qua lễ Nôen này, nhưng thật ra thì ma quỉ xui khiến loài người thờ lạy thần mặt trời để họ phạm nghịch và phản bội Ðức Chúa Trời.

Lễ Nôen là ngày lễ của thần mặt trời (Baanh). Ma quỉ Satan đánh lừa cả thiên hạ, khiến cho người ta hiểu lầm lễ Nôen là ngày giáng sinh của Ðức Chúa Jêsus, để chính nó được thiên hạ tôn thờ. Lấy danh nghĩa là ngày giáng sinh của Ðấng Christ, mà cố chấp biện minh rằng phải kỷ niệm ngày đó. Nhưng thật ra, ngày 25 tháng 12 là ngày sinh nhật của Nimrốt – thần mặt trời, là điển hình đầu tiên của kẻ địch Ðấng Christ, khởi nguồn của ngày này là lễ Saturnalia.

Ma quỉ Satan dùng những thủ đoạn hết sức gian xảo, tinh vi nhằm hủy phá linh hồn chúng ta, xô đẩy chúng ta ra khỏi đường lối và điều răn mà Ðức Chúa Trời đã phán như “Trước mặt Ta, ngươi chớ có các thần khác.”, “Ngươi chớ làm hình tượng và chớ quì lạy trước các hình tượng đó.” Thời đại này là lúc ma quỉ Satan đang rình mò xung quanh chúng ta như sư tử gầm rống để tìm kiếm và nuốt tươi linh hồn chúng ta. Ðể chống cự nó, chúng ta phải tỉnh thức, đứng vững trên đức tin chắc chắn. Sở dĩ sự giả dối chiếm ưu thế hơn lẽ thật và được thịnh hành là vì ở thời đại này thật ít có lòng đức tin chân thật, và thế hệ này chẳng do dự mà đi theo đường lối bội nghịch Ðức Chúa Trời.

Bây giờ chúng ta xem kỹ và nghiên cứu cẩn thận nhiều tài liệu làm chứng ngày 25 tháng 12 không phải là ngày giáng sinh của Ðức Chúa Jêsus mà là ngày ra đời của thần nông – tức là thần mặt trời của đế quốc La Mã cổ đại. Sự giả dối đang làm bộ như là lẽ thật, nhưng chúng ta phải khôi phục lẽ thật ấy ở thời đại này.

2. Những chứng cớ trong lịch sử Hội Thánh rằng ngày 25 tháng 12 không phải là ngày giáng sinh

Lịch sử Cơ Đốc giáo chỉ trích rằng lễ Nôen bắt nguồn từ thói quen của kẻ ngoại đạo thờ lạy thần tượng, rồi sau đó được truyền vào trong hội thánh và được “Cơ Ðốc hóa”.

■ Lễ Nôen

Việc kỷ niệm lễ giáng sinh vào ngày 25 tháng 12 đã xuất hiện trong ghi chép của năm 354, là ở đời Liberius – tổng giám mục La Mã. Ngày này được kỷ niệm tại thành Constantinople vào năm 379, và được truyền đến Êdíptô và Palestine. Nếu nói riêng về khởi nguyên của lễ Nôen thì phong tục ấy bắt nguồn từ La Mã. Ở nước La Mã, vào cuối tháng 12 đã có ba lễ lớn liên tiếp được tổ chức.

Lễ đầu tiên là Saturnalia được tổ chức từ ngày 12 đến 24. Khi thần Saturn cai trị tạm thời thì đất nước đã tận hưởng thời đại hoàng kim, mà người ta dâng tế lễ để kỷ niệm sự ấy. Trong những ngày lễ này, mọi người đều uống rượu và say sưa buông tuồng, không phân biệt kẻ giàu người nghèo, không kể người chủ, kẻ tôi tớ.

Lễ thứ hai là lễ Sigillaria được tổ chức vào cuối tháng 12. Trong lễ này, người La Mã cổ đại tặng búp bê cho trẻ em để vui chơi.

Cuối cùng là lễ Brumalia, là lễ đông chí kỷ niệm sự mọc lên của mặt trời.

Các Cơ Đốc nhân không thể dự những lễ như vậy, đã kiếm cuộc tụ họp chúc mừng với ý nghĩa khác biệt, và nghĩ rằng sự Đấng Christ giáng sinh sau khi mặt trời này mọc lên là hợp lý, nên từ lúc đó, phong tục chúc mừng ngày ấy làm lễ Nôen đã được bắt đầu. Đây chính là khởi nguyên của sự chúc mừng giáng sinh của Cứu Chúa.

Quyển sách lịch sử khác cũng biểu hiện đồng nhất như thế.

■ Lễ Nôen … Giữ vào ngày 25 tháng 12

  1. Tại La Mã vào năm 354 SCN, tại Constantionple vào năm 379 SCN
  2. Khởi nguyên: Ba lễ của nước La Mã cổ đại
  3. Saturnalia (Ngày 17-24 tháng 12) … Lễ kỷ niệm thần Saturn của nước La Mã cổ đại.
  4. Sigillalia (Cuối tháng 12) … Tặng búp bê cho trẻ em để vui chơi.
  5. Brumalia (Lễ đông chí) … Kỷ niệm sự mọc lên của mặt trời, từ đó mà Cơ Ðốc nhân tìm một lễ tương đương riêng của mình.

Xét từ những chứng cớ lịch sử, chúng ta biết được rằng lễ Nôen và khởi nguyên của nó không có liên quan đến sự giáng sinh của Ðức Chúa Jêsus gì cả. Chúng ta phải nhớ rằng lễ Nôen là một lễ sùng bái thần mặt trời theo phong tục ngoại đạo mà bắt nguồn từ những lễ tôn thờ thần mặt trời của nước La Mã, và sau này bị Cơ Ðốc hóa.

3. Những chứng cớ trong báo chí rằng ngày 25 tháng 12 không phải là ngày giáng sinh

Ngoài các chứng cớ lịch sử ra, các bài báo phát hành gần đây cũng chứng minh rằng ngày 25 tháng 12 không phải là ngày giáng sinh của Ðức Chúa Jêsus mà lại là ngày ra đời của thần mặt trời.

Trong tạp chí “Hàn Quốc ngày nay” (trang 67), phát hành tháng 12 năm 1985, đăng tin về lễ Nôen như sau:

Nôen là lễ hội kỷ niệm giáng sinh của Ðấng Christ, là lễ hội lớn nhất tại các quốc gia theo Cơ Ðốc giáo. Dù không có chứng cớ nào nói rằng Ðấng Christ giáng sinh vào ngày này, nhưng nó đã được tổ chức lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 3. Theo lịch Hy Lạp, ngày 25 tháng 12 là ngày đông chí. Người ta tin rằng sức mạnh của mặt trời càng lớn hơn nữa kể từ ngày này, nên đã quy định rằng ấy là “ngày sinh của mặt trời” rồi cử hành nghi lễ một cách trang trọng. Có vẻ như người ta kỷ niệm giáng sinh của Đấng Christ dựa vào những tập tục tôn kính mặt trời thế này. Ngày lễ của “Saturn” – thần nông được tổ chức kéo dài từ ngày 21 đến ngày 31 tháng 12, còn ngày lễ của “Mithra” – thần được người ta tôn kính là thần mặt trời cũng là ngày 25 tháng 12.

Còn trong sách “Chính phủ thế giới và 666” (World Government and 666), tại trang 131, chép rằng “Ngày sinh nhật của Nimrốt – là điển hình đầu tiên của kẻ địch Ðấng Christ trong lịch sử, được kỷ niệm vào ngày 25 tháng 12, bằng lễ kỷ niệm La Mã là Saturnalia.”

Và Nhật báo Hàn Quốc, Nhật báo Joong-ang và Nhật báo Dong-a phát hành vào ngày 8 tháng 12 năm 1970, và Nhật báo Joong-ang phát hành vào ngày 24 tháng 12 năm 1983 đều báo cáo công khai như nhau rằng “Ngày 25 tháng 12 không phải là ngày giáng sinh của Ðức Chúa Jêsus.”, và cho biết rằng lễ Nôen là lễ hội của thần mặt trời, là ngày tế lễ thần nông của nước La Mã. Và các bài báo này cũng đều báo cáo rằng không biết ngày giáng sinh của Ðức Chúa Jêsus chính xác là ngày nào.

Và, Viện nghiên cứu Franklin tại Mỹ cũng nghiên cứu những vấn đề này, và đưa ra kết luận mới rằng Ðức Chúa Jêsus được giáng sinh vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 4, chứ không phải vào tháng 12.

Và, một linh mục của nhà thờ Thiên Chúa giáo đã trả lời công khai trước hết thảy mọi người rằng “Ngày này (lễ Nôen) bắt nguồn từ phong tục của kẻ ngoại bang thờ lạy thần mặt trời.” khi được nhà báo hỏi về khởi nguyên của lễ Nôen tại buổi lễ Misa giao thừa của đêm Nôen ở thánh đường Myeongdong vào ngày 24 tháng 12 năm 1989.

Mặc dù có bao nhiêu chứng cớ như vậy nhưng nhiều người vẫn bị ma quỉ Satan mê hoặc mà say sưa, không nhận thức được mình đang thờ phượng Ðức Chúa Trời hay là thần khác mà bị trở nên kẻ mù, kẻ điếc phần linh hồn.

4. Sự cuối cùng của kẻ thờ thần mặt trời được Kinh Thánh làm chứng

Êxêchiên 8:14-18 “Ngài dẫn ta đến lối vào cửa nhà Ðức Giêhôva, cửa ấy về phía bắc; nầy tại đó ta thấy những đàn bà ngồi mà khóc Thammu. Ngài phán cùng ta rằng: Hỡi con người, thấy chưa? Ngươi sẽ còn thấy những sự gớm ghiếc lớn hơn nữa! Kế đó, Ngài đem ta vào hành lang trong của nhà Ðức Giêhôva; nầy nơi lối vào đền thờ Ðức Giêhôva, giữa hiên cửa và bàn thờ, ta thấy có ước chừng hai mươi lăm người sấp lưng về phía đền thờ Ðức Giêhôva và xây mặt về phía đông, hướng về phương đông mà thờ lạy mặt trời. Ngài bèn phán cùng ta rằng: Hỡi con người, thấy chưa? Nhà Giuđa phạm những sự gớm ghiếc mà nó phạm ở đây, há là sự nhỏ mọn sao? Vì nó làm cho tội ác mình đầy dẫy trong đất; và còn xây lại chọc giận ta. Nầy chúng nó lấy nhánh cây để gần mũi mình! Vậy nên ta cũng sẽ làm y theo cơn giận; mắt ta chẳng đoái tiếc chúng nó, và ta không thương xót đâu. Dầu chúng nó kêu la om sòm vang đến tai ta, ta chẳng thèm nghe chúng nó.”

Nếu không phải là người có đức tin trong Ðức Chúa Trời, thì thờ thần mặt trời hay lạy thần cây, có liên quan gì đây? Nhưng nếu là người tự xưng tin vào Ðức Chúa Trời thì nỡ nào chối bỏ điều răn của Ðức Chúa Trời rằng “Trước mặt Ta, ngươi chớ có các thần khác.”, “Chớ chạm hình tượng và chớ quỳ lạy trước hình tượng đó.” mà thờ lạy thần mặt trời được? Cứ làm vậy thì đáng gớm ghiếc biết bao? Kinh Thánh làm chứng rằng nơi mà sự gớm ghiếc ấy xảy ra chính là ở “giữa hiên cửa và bàn thờ”, vậy “giữa hiên cửa và bàn thờ” là đâu? Là phòng thờ, phải không? Những kẻ ấy thờ lạy mặt trời trong nhà thờ – là nơi được dựng lên để thờ lạy Ðức Chúa Trời! Ðáng ngạc nhiên thay! Ma quỉ Satan đã tài tình đặt mưu kế và giăng bẫy để tiến hành những việc đáng ghê tởm như vậy, đến nỗi không ai có thể nhận thức được sự gian dối của nó. Nếu việc thờ lạy thần mặt trời bị lộ ra bởi chỉ một cái thoáng nhìn thì ai mà đi nhà thờ đó và kêu gọi Ðức Chúa Trời ở một nơi như vậy? Ðể dụ dỗ loài người, ma quỉ Satan che giấu nghi thức thờ lạy thần mặt trời trong giáo lý của nó. Việc thờ phượng Chủ nhật và lễ Nôen là điển hình rõ ràng nhất của thờ lạy thần mặt trời.

Như đã nêu ra trước, lễ Nôen là lễ mà phong tục ngoại đạo bị Cơ Ðốc hóa, bắt nguồn từ những lễ để kỷ niệm thần mặt trời ở nước La Mã, và ấy là một khía cạnh của việc tà dâm linh hồn, là việc pha trộn lẽ thật với sự giả dối.

5. Những nghi thức khác thờ lạy thần mặt trời ngoài lễ Nôen

Không chỉ riêng lễ Nôen, mà còn chế độ thờ phượng vào Chủ nhật được thi hành rộng khắp thế giới, cũng là một tin lành gian dối có liên quan với thờ thần mặt trời.

Chủ nhật – tức là Sunday, là ngày của mặt trời mà vào ngày đó người dân La Mã dâng lễ vật và thờ lạy thần mặt trời của họ. Vào năm 321 SCN, hoàng đế của đế quốc La Mã – Constantine đã tuyên bố sắc lệnh rằng Chủ nhật là ngày thờ phượng. Ông ấy đã không chỉ ban sắc lệnh về thờ phượng Chủ nhật, mà còn ban chỉ thị rằng hãy nghỉ ngơi vào Chủ nhật nữa. Sắc lệnh nghỉ vào Chủ nhật mà hoàng đế Constantine ban hành vào thời đó có nội dung như sau.

Mọi quan án, thị dân và người thợ phải nghỉ vào Chủ nhật – là ngày mặt trời tôn nghiêm! Nhưng người nông dân không bị cản trở mà có thể làm ruộng tiếp tục được, bởi vì thỉnh thoảng những ngày này là ngày thuận tiện nhất để gieo giống hay thu hoạch, để không mất cơ hội được Chúa phù hộ và ban cho. Vì thời gian thích hợp để thu hoạch là rất ngắn. (Ngày 7 tháng 3 năm 321 SCN).

Thông qua việc Constantine – người lập ra chế độ thờ phượng Chủ nhật gọi Chủ nhật là “ngày mặt trời tôn nghiêm”, chúng ta biết rõ ràng rằng Chủ nhật là ngày thờ phượng thần mặt trời. Bởi vậy, trong Kinh Thánh có lời phán rằng hãy giữ ngày Sabát nên thánh, chứ chúng ta không tìm ra một lời nào phán là “Hãy giữ Chủ nhật nên thánh đặng làm nên ngày thờ phượng” cả. Về điều này, lịch sử hội thánh Cơ Ðốc đã làm chứng như sau:

Tuy nhiên, ý nghĩa quan trọng nhất của chính sách này là việc ban hành pháp lệnh quy định Chủ nhật là ngày thờ phượng vào năm 321. Pháp lệnh này là một sự công nhận tính bình đẳng giữa ngày của Chúa với ngày lễ của ngoại đạo, sự đặc thù của nó được tỏ ra bằng sự nghỉ việc vào Chủ nhật. Tuy ngày này (Chủ nhật) không mang tên gọi nào của Cơ Đốc giáo, nhưng chỉ được mô tả đơn thuần là ngày mừng đáng tôn kính, và về điều này không người ngoại đạo nào có thể phản đối được.

Thật ra, thông qua đấng tiên tri Ðaniên, Kinh Thánh đã cho biết trước về việc ma quỉ Satan đối địch Ðức Chúa Trời, và nó sẽ tự ý biến đổi thời kỳ và luật pháp của Ðức Chúa Trời.

Ðaniên 7:25 “Vua đó sẽ nói những lời phạm đến Ðấng Rất Cao, làm hao mòn các thánh của Ðấng Rất Cao, và định ý đổi những thời kỳ và luật pháp; các thánh sẽ bị phó trong tay người cho đến một kỳ, những kỳ, và nửa kỳ.”

Ðức Chúa Trời đã cảnh báo nghiêm khắc trước rằng Ngài sẽ chẳng đoái tiếc mà đoán phạt nghiêm khắc những kẻ tùy ý khiến luật pháp lẽ thật trở nên luật pháp giả dối, khiến luật pháp chí thánh của Đức Chúa Trời trở nên luật pháp của người La Mã, luật pháp của thần mặt trời, và hợp lý hóa điều đó bởi lý luận. Ngược lại, Đức Chúa Trời chỉ thị rằng hãy đóng dấu quí báu trên trán của những người than thở khóc lóc vì những kẻ ác phạm sự gớm ghiếc – kẻ phản bội bằng việc thờ lạy mặt trời mà sùng bái ma quỉ. Đức Chúa Trời ban cho ấn ấy với mục đích để cứu rỗi người dân của Ðức Chúa Trời trong khi Ngài đoán phạt bọn gớm ghiếc – là kẻ sùng bái thần mặt trời.

Êxêchiên 9:4-6 “Mà phán rằng: Hãy trải qua giữa thành, tức giữa Giêrusalem, ghi dấu trên trán những người nào than thở khóc lóc về mọi sự gớm ghiếc (sự thờ lạy mặt trời) đã phạm giữa thành nầy. Rồi Ngài phán cùng những người kia cách như cho tôi nghe rằng: Hãy qua trong thành đằng sau nó, và đánh: mắt ngươi chớ đoái tiếc, và đừng thương xót. Nào già cả, nào trai trẻ, nào gái đồng trinh, nào con nít, đàn bà, hãy giết hết; nhưng chớ lại gần một kẻ nào là kẻ đã có ghi dấu; và khá bắt đầu từ nơi thánh ta. Vậy các người ấy bắt đầu từ các người già cả (trưởng lão) ở trước mặt nhà.”

Êsai 9:12-15 “Nhưng mà dân sự chẳng xây về Ðấng đánh mình, chẳng tin Ðức Giêhôva vạn quân. Cho nên chỉ trong một ngày, Ðức Giêhôva sẽ dứt đầu và đuôi, cây kè và cây lác của Ysơraên. Ðầu, tức là trưởng lão và kẻ tôn trọng, đuôi, tức là người tiên tri dạy sự nói dối. Những kẻ dắt dân nầy làm cho họ sai lạc, còn những kẻ chịu dắt bị diệt mất.”

Như được nêu ở trên, việc thờ phượng Chủ nhật và lễ Nôen bắt nguồn từ ý thức thờ lạy thần mặt trời là vũ khí của ma quỉ Satan dùng để chống lại Ðức Chúa Trời. Bằng cách sai nhiều tiên tri giả dối đến trái đất này và xui khiến người ta xa cách với sự dạy dỗ Kinh Thánh, ma quỉ Satan cướp bóc linh hồn của nhiều người bị giam cầm bởi triết học giả dối và sự lừa phỉnh trống rỗng.

Tuy nhiên, bất cứ giáo lý nào không ra từ Kinh Thánh thì ấy không phải là sự dạy dỗ của Ðức Chúa Trời mặc dù bề ngoài nó có vẻ rất thật, rất đúng. Kể cả kẻ dạy dỗ lẫn kẻ theo sự dạy dỗ giả dối mà không phải tin tức cứu rỗi của Đức Chúa Trời, đều bị trừng phạt. Bây giờ, giờ xét đoán của Ðức Chúa Trời sắp đến rồi, chúng ta đều phải tỉnh thức từ sự lừa gạt giả dối về thờ phượng Chủ nhật và lễ Nôen v.v… của ma quỉ Satan, vâng phục và noi theo sự dạy dỗ lẽ thật và sự sống đời đời của Đức Chúa Trời, để được hưởng phước lành Nước Thiên Đàng.

Luca 6:46 “Sao các ngươi gọi ta: Chúa, Chúa, mà không làm theo lời ta phán?” Chúng ta phải ghi nhớ trong lòng sự dạy dỗ trên của Ðấng Christ, suy ngẫm hơn nữa về điều răn của Ðức Chúa Trời, nhờ đó được trở thành người dân Nước Thiên Đàng một mực đi theo duy chỉ lẽ thật.